Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 2: QUÀ TẶNG MÙA HÈ

VIẾT: QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài văn tả phong cảnh gồm những phần nào?

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Câu 2: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?

A. Tả từng phần của phong cảnh.

B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.

C. Tả theo trình tự thời gian.

D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.

Câu 3: Có những trình tự miêu tả phong cảnh nào?

A. Từ xa đến gần.

B. Từ quá khứ đến hiện tại.

C. Trình tự thời gian.

D. Trình tự không gian và thời gian.

Câu 4: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?

A. Âm u, huyền bí.

B. Dịu dàng, nữ tính,

C. Nóng nảy, khó ưa.

D. Trầm lắng, sâu sắc.

Câu 5: Có những cách quan sát phong cảnh nào?

A. Quan sát trực tiếp.

B. Quan sát qua tranh ảnh, video…

C. Thông qua lời kể của một người để tưởng tượng lại cảnh.

D. Quan sát trực tiếp hoặc tranh ảnh, video…

Câu 6: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

A. Là quan sát từ xa đến gần.

B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.

C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.

D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Câu 7: Quan sát theo trình tự không gian là gì?

A. Là quan sát bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại).

B. Là quan sát theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát.

C. Là quan sát sự thay đổi theo mùa của phong cảnh.

D. Là quan sát từng chi tiết trong phong cảnh.

Câu 8: Khi quan sát phong cảnh, em nên lựa chọn quan sát điều gì?

A. Quan sát tất cả các sự vật có trong phong cảnh.

B. Lựa chọn những sự vật nhỏ bé, ít nổi bật.

C. Lựa chọn những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.

D. Lựa chọn phong cảnh nổi tiếng, được nhiều người biết đến để quan sát.

Câu 9: Em có thể sử dụng giác quan nào để quan sát cảnh vật?

A. Mắt.

B. Miệng.

C. Mắt, tai và mũi.

D. Mũi và mắt.

Câu 10: : Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

A. Thân bài tả từng phần của phong cảnh.

B. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.

C. Mở bài.

D. Kết bài.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn tả cảnh gì?

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Nguyễn Thụy Kha

A. Miêu tả mùa hè.

B. Miêu tả khung cảnh con đường ở vùng ngoại ô.

C. Miêu tả một làng quê thanh vắng.

D. Miêu tả phong cảnh lúc chiều hè ở vùng ngoại ô thành phố.

Câu 2: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong bài văn miêu tả cảnh vật?

Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này. 

Đỗ Bích Thuý

A. Mở bài giới thiệu phong cảnh.

B. Thân bài miêu tả từng phần của phong cảnh.

C. Thân bài miêu tả bao quát phong cảnh.

D. Kết bài nêu cảm nghĩ.

Câu 3: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?

A. Tốt đẹp.

B. Thanh bình, yên tĩnh.

C. Hào hứng.

D. Nhạy cảm, tinh tế.

Câu 4: Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật bằng cách nào?

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh.

A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của phong cảnh.

B. Miêu tả phong cảnh theo mùa.

C. Miêu tả phong cảnh theo sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại.

D. Miêu tả phong cảnh theo các buổi trong ngày.

Câu 5: Để miêu tả được chi tiết phong cảnh sinh động, em cần làm gì?

A. Tham khảo những bài văn tả phong cảnh đó.

B. Hỏi ý kiến, cảm nhận của mọi người về cảnh vật.

C. Vận dụng nhiều giác quan để quan sát và miêu tả cảnh vật.

D. Tự tưởng tượng ra vẻ đẹp của phong cảnh.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng mắt?

A. Thơm ngào ngạt.

B. Ngọt ngào, thoang thoảng.

C. Lấp lánh, rực rỡ.

D. Náo nhiệt, đông đúc.

Câu 2: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng tai?

A. Lung linh, tươi sáng.

B. Rộn ràng.

C. Nồng nặc.

D. Trong vắt.

Câu 3: Đâu là từ để chỉ màu sắc của cảnh vật là một dòng suối?

A. Uốn lượn.

B. Róc rách.

C. Trong vắt.

D. Nhẹ nhàng.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Người quan sát phong cảnh thiên nhiên cần có tình cảm gì?

A. Tình yêu cuộc sống, trân trọng các mối quan hệ xung quanh.

B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.

C. Sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu.

D. Sự vui vẻ, tích cực, yêu đời.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay