Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 3: TIẾNG GÀ TRƯA
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
Câu 2: Đâu không phải là từ đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Nhỏ bé | B. Nhỏ nhắn. | C. Bé tí. | D. Rực rỡ. |
Câu 3: Đâu không phải từ là từ đồng nghĩa chỉ không gian rộng lớn so với các từ còn lại?
A. Nho nhỏ. | B. Bao la. | C. Mênh mông. | D. Rộng lớn. |
Câu 4: Đâu là từ đồng nghĩa với từ giản dị?
A. Ngọt ngào. | B. Dịu dàng. | C. Giản đơn. | D. Điệu đà. |
Câu 5: Đâu là từ đồng nghĩa với từ anh dũng?
A. Anh tài. | B. Dũng cảm. | C. Nhanh nhẹn. | D. Thông minh. |
Câu 6: Đâu là không phải từ đồng nghĩa với từ quyền lực?
A. Quyền hạn. | B. Quyền hành. | C. Quyền lợi. | D. Quyền công dân. |
Câu 7: Đâu là từ đồng nghĩa với từ gọn gàng?
A. Ngăn nắp. | B. Cẩn thận. | C. Tinh tế. | D. Dịu dàng. |
Câu 8: Đâu là nhóm từ đồng nghĩa với từ hòa bình?
A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.
B. Bình yên, thái bình, hiền hòa.
C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D. Bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 9: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Cầm. | B. Nắm. | C. Cõng. | D. Xách. |
Câu 10: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo – chạy.
B. Chịu đựng - rèn luyện.
C. Luyện tập - rèn luyện.
D. Đứng – ngồi.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn dưới đây?
Tuổi thơ tôi là những gầu nước giếng mát trong mẹ … lên cho tôi rửa mặt mỗi khi đá bóng về.
A. Xách. | B. Mang. | C. Kéo. | D. Xúc. |
Câu 2: Chọn từ đồng nghĩa thích hợp để điền vào chỗ trống trong thành ngữ dưới đây?
Đao to búa …
A. Lớn. | B. Nặng. | C. Nhỏ. | D. Yên. |
Câu 3: Chọn từ đồng nghĩa thích hợp để điền vào chỗ trống trong thành ngữ dưới đây?
Sóng … biển lặng.
A. Lớn. | B. Ồn. | C. Yên. | D. Dữ. |
Câu 4: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa?
A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc.
B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
Câu 5: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây?
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa … mềm mại, rơi nư nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.
A. Bé mọn. | B. Bé tí. | C. Bé con. | D. Bé nhỏ. |
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Trong bộ đồ chơi đặc biệt đó, cái gì cũng bé. Cái ống nghe bé tí màu hồng. Cái kim tiêm tí hon đủ để không làm em búp bê sợ đươc khi “bác sĩ” Châu trị bênh.
A. Tí hon – bé tí.
B. Bé Châu – búp bê.
C. Đồ chơi – kim tiêm - ống nghe.
D. Bé – bé tí – tí hon.
Câu 2: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Màu lúa chín là một màu vàng xuộm trong rất đẹp. Nắng đã nhạt ngả màu thanh vàng hoe. Thêm vào đó là những chùm quả xoan vàng lịm và trông giống như những chuỗi tràng hạt bồ đề được treo lơ lửng.
A. Vàng xuộm – vàng hoe.
B. Nhạt – chín – treo.
C. Lơ lửng – ngả màu.
D. Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
Câu 3: Đâu là từ đồng nghĩa với từ in đậm trong bài ca dao dưới đây?
Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
A. Quả. | B. Bánh. | C. Cây. | D. Miếng. |
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Dòng nào có từ mà tiếng “nhân” không cùng nghĩa với tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
C. Nhân công, nhân chứng, nhân đôi.
D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa