Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Từ đồng nghĩa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Từ đồng nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
Câu 2: Các từ đồng nghĩa có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi nói.
B. Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
C. Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
D. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi viết.
Câu 3: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
D. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
Câu 4: Đâu là từ đồng nghĩa với từ mẹ?
A. Dì. | B. Cô. | C. Thầy. | D. Má. |
Câu 5: Đâu là từ đồng nghĩa với từ non sông?
A. Núi rừng. | B. Sông hồ. | C. Tổ quốc. | D. Làng xóm. |
Câu 6: Đâu không là từ đồng nghĩa với từ vác?
A. Khuân. | B. Tha. | C. Đi. | D. Nhấc. |
Câu 7: Đâu là từ đồng nghĩa với từ sáng sớm?
A. Hoàng hôn. | B. Đêm khuya. | C. Ban mai. | D. Chiều tà. |
Câu 8: Đâu là từ đồng nghĩa với từ siêng năng?
A. Chăm chỉ. | B. Vất vả. | C. Lười biếng. | D. Dũng cảm. |
Câu 9: Đâu là từ đồng nghĩa với từ mênh mông?
A. Nhỏ bé. | B. Bao la. | C. Hạnh phúc. | D. Đáng yêu. |
Câu 10: Đâu là từ đồng nghĩa với từ ấm áp?
A. Lạnh lùng. | B. Buồn bã. | C. Cô đơn. | D. Thân thiện. |
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Chân yếu tay mềm.
A. Chân – tay.
B. Yếu – mềm.
C. Chân – yếu.
D. Tay – mềm.
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Ngăn sông cấm chợ.
A. Ngăn – sông.
B. Cấm – chợ.
C. Ngăn – cấm.
D. Sông – chợ.
Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Thay hình đổi dạng.
A. Đổi – dạng.
B. Thay – hình.
C. Hình – dạng.
D. Thay – đổi.
Câu 4: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ đồng nghĩa?
A. Yên bình, tĩnh lặng, yên tĩnh, thanh bình.
B. Hạnh phúc, vui sướng, mãn nguyện, đau khổ.
C. Mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng.
D. Nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, nhỏ bé.
Câu 5: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi vô cùng hân hoan.
A. Chào đón – hân hoan.
B. Phấn khởi – hân hoan.
C. Các em – chúng tôi.
D. Phấn khởi – vô cùng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
A. Khuân – vác – tha – nhấc.
B. Vác – lôi – đẩy – chạy.
C. Nhặt – tha – đụng – chạy.
D. Khỏe – hăng say – vội vàng – tíu tít.
Câu 2: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.
A. Ngân – hòa – át.
B. Kéo – hòa – át.
C. Ban mai – sáng sớm.
D. Tiếng đàn – tiếng ve – tiếng chim.
Câu 3: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?
Nhưng bụng vẫn bồn chồn
Lòng anh cứ bề bộn
Bác ngủ không an lòng
Càng thương càng nóng ruột.
A. Bồn chồn – bề bộn.
B. Bụng – lòng.
C. Bụng – lòng – ruột.
D. Bồn chồn – không an lòng.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây? Những từ đồng nghĩa ấy chỉ ai?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
A. Từ đồng nghĩa Bác, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Từ đồng nghĩa Bác, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Từ đồng nghĩa Ông Cụ, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Từ đồng nghĩa Bác, Người, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Từ đồng nghĩa