Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Từ đa nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Từ đa nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 5: QUÀ SINH NHẬT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐA NGHĨA

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?

A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.

B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.

C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.

D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.

Câu 2: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?

A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.

B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.

C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. 

D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 3: Từ mũi nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Cái mũi.

B. Mũi thuyền.

C. Mũi Cà Mau.

D. Mũi né.

Câu 4: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ cửa?

A. Cửa sông.

B. Cửa rừng.

C. Cửa biển.

D. Cánh cửa.

Câu 5: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?

A. Miệng túi.

B. Miệng cười.

C. Miệng bát.

D. Miệng giếng.

Câu 6: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?

A. Sườn núi.

B. Sườn đồi.

C. Xương sườn.

D. Sườn nhà.

Câu 7: Đâu là từ được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Tấm lòng vàng.

B. Vàng hoe.

C. Vàng tươi. 

D. Vàng bạc. 

Câu 8: Từ bay nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Cái bay. 

B. Bay lượn.

C. Máy bay.

D. Bay màu.

Câu 9: Từ ăn nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Ăn nắng.

B. Ăn cưới.

C. Ăn ảnh.

D. Ăn gian.

Câu 10: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.

B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.

C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.

D. Há miệng chờ sung.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Ấm trong từ nào dưới đây có nghĩa là có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu dễ chịu?

A. Ấm trà.

B. Ấm áp.

C. Ấm nước.

D. Cậu ấm.

Câu 2: Từ nào trong đoạn thơ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

A. Đất.

B. Đẹp. 

C. Lúa. 

D. Biển.

Câu 3: Từ nào trong đoạn thơ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

Trăng tròn như quả bóng

Lơ lửng treo lưng trời.

A. Bóng.

B. Lưng.

C. Trăng.

D. Lơ lửng.

Câu 4: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Chân trời.

B. Chân núi.

C. Chân bàn.

D. Bàn chân.

Câu 5: Từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có nghĩa là gì?

Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đu hằng ngày

Ba chân xòe trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả.

Là chiếc bàn bốn chân.

A. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

B. Bộ phận dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

C. Bộ phận dưới cùng của chiếc bàn, đỡ các bộ phận khác.

D. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

A. Chỉ số lượng.

B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.

C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.

D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

Câu 2: Từ lá nào được dùng với ý nghĩa chỉ bộ phận của cây, thường có hình dẹt, màu lục?

A. Lá nếp.

B. Lá cờ.

C. Lá thư.

D. Lá gan.

Câu 3: Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây được dùng với ý nghĩa gì?

Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử – văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rùng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

A. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

B. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng.

C. Nghĩa chuyển chỉ phần dưới cùng tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

D. Nghĩa chuyển chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ xanh trong câu sau?

Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.

A. Chỉ màu sắc.

B. Chỉ quả chưa chín, chưa đến độ có thể hái được, ăn được.

C. Chỉ tuổi của con người.

D. Chỉ tóc còn đen, đẹp và khỏe

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Từ đa nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay