Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tiếng gà trưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Tiếng gà trưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

  

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 3: TIẾNG GÀ TRƯA

ĐỌC: TIẾNG GÀ TRƯA

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ai?

A. Xuân Diệu.

B. Xuân Quỳnh.

C. Chính Hữu.

D. Tố Hữu.

Câu 2: Bài thơ dược viết theo thể thơ gì?

A. Tự do.

B. Bốn chữ.

C. Năm chữ.

D. Sáu chữ.

Câu 3: Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?

A. Tiếng gà nhảy ổ.

B. Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm.

C. Tiếng bước chân hành quân.

D. Tiếng bà nhóm lửa.

Câu 4: Con gà mái vàng được miêu tả như thế nào ?

A. Lông óng như ánh nắng.

B. Khắp mình hoa đốm trắng.

C. Lông óng như màu nắng.

D. Mặc chiếc áo màu hoa.

Câu 5: Trên đường đi nhành quân, chú bộ đội đã dừng chân ở đâu?

A. Bên thị trấn.

B. Dưới gốc đa.

C. Trên đầu làng.

D. Bên xóm nhỏ.

Câu 6: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đã gợi cho anh chiến sĩ nhớ về gì?

A. Những kỉ niệm tuổi thơ.

B. Những tiếng gà ngày xưa.

C. Nhớ về bà.

D. Nhớ về bếp lửa.

Câu 7: Đâu là hình ảnh ở khổ 2 nói về những kỉ niệm thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại?

A. Nghe gọi về tuổi thơ.

B. Ổ rơm hồng những trứng.

C. Giấc ngủ hồng sắc trứng.

D. Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Câu 8: Người cháu chiến đấu vì điều gì?

A. Vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc.

B. Vì ngày được trở về tuổi thơ.

C. Vì ngày cháu được ở cùng bà.

D. Vì cháu chiến đấu vì bản thân.

Câu 9: Tiếng gà trưa mang đến cho tác giả điều gì?

A. Mang cho cháu tự do.

B. Mang bao nhiêu hạnh phúc.

C. Mang những giấc ngủ trưa.

D. Mang cho cháu sự dũng cảm, gan dạ.

Câu 10: Nội dung chính của khổ 1 là gì?

A. Tiếng gà trưa mang lại hạnh phúc và niềm tin.

B. Gợi những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu.

C. Những bước hành quân của người lính.

D. Tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ tươi đẹp.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

A. Xao xuyến, xúc động.

B. Hoài niệm, bất ngờ.

C. Bớt ngờ, xao xuyến.

D. Bình dị, gần gũi, lo sợ.

Câu 2: Vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa với anh chiến sĩ?

A. Vì đây là âm thanh ở làng quê mà anh đang sống.

B. Vì đây là âm thanh gắp liền với tuổi thơ của anh, gợi cho anh nhớ đến hình ảnh của người bà kính yêu.

C. Vì đây là âm thanh mà bà hay kể, lâu rồi anh chưa được nghe.

D. Vì nó dễ nghe và thường xuất hiện ở những làng quê yên bình.

Câu 3:  Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần có khẳng định điêug gì?

A. Tiếng gà trưa gợi cho tác giả những suy tư, trăn trở về người bà, nó mang đến sự tự do, hạnh phúc và ước mơ.

B. Tiếng gà trưa gợi cho người lính về những kỉ niệm tuổi thơ bên người thân yêu, nói lên những băn khoăn, trăn trở của tác giả.

C. Tiếng gà trưa là một hình ảnh độc đáo, nó luôn xuất hiện trong tâm trí người lính để gợi nhắc về ổ rơm hồng những trứng.

D. Tiếng gà trưa gắn với tuổi thơ của tác giả, mang đến hạnh phúc, niềm tin, ước mơ và đem đến sức mạnh cho người cháu.

Câu 4: Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh sự tác động mạnh mẽ của tiếng gà đến tâm hồn người chiến sĩ.

B. Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng lúc ban trưa.

C. Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan tỏa rất xa giữa trưa hè.

D. Nhấn mạnh tác giả đang chú lắng nghe tiếng gà trên những bước hành quân.

Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ:

“Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

A. Vì cuộc sống ấm no của gia đình và bản thân.

B. Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ.

C. Vì cuộc sống của bản thân, của xóm làng và vì tiếng gà tuổi thơ.

D. Ý nói anh bộ đội chiến đấu vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương, đất nước.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu thơ dưới đây, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc”

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Điệp từ.

D. Ẩn dụ.

Câu 2: Các từ in đậm dưới đây được xếp vào loại từ gì?

“Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

A. Động từ.

B. Tính từ.

C. Danh từ.

D. Trạng từ.

Câu 3: Đâu là ý hiểu đúng về câu thơ “giấc ngủ hồng sắc trứng”?

A. Vừa gợi màu sắc của quả trứng, vừa gợi liên tưởng về tương lai tốt đẹp.

B. Gợi lên sắc màu của quả trứng và gợi lên sắc màu của giấc mưa trưa.

C. Gợi lên sắc màu của giấc mơ và ánh nắng ban trưa.

D. Gợi về tương lai tốt đẹp của cháu và gia đình.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm của cháu dành cho người bà?

A. Sóng.

B. Những đứa con trong gia đình.

C. Bếp lửa.

D. Đất nước.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tiếng gà trưa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay