Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 8: BAN MAI

VIẾT: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

(16 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Có những cách quan sát phong cảnh nào?

A. Quan sát trực tiếp.

B. Quan sát qua tranh ảnh, video…

C. Thông qua lời kể của một người để tưởng tượng lại cảnh.

D. Quan sát trực tiếp hoặc tranh ảnh, video…

Câu 2: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

A. Là quan sát từ xa đến gần.

B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.

C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.

D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Câu 3: Quan sát theo trình tự không gian là gì?

A. Là quan sát bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại).

B. Là quan sát theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát.

C. Là quan sát sự thay đổi theo mùa của phong cảnh.

D. Là quan sát từng chi tiết trong phong cảnh.

Câu 4: Khi quan sát phong cảnh, em nên lựa chọn quan sát điều gì?

A. Quan sát tất cả các sự vật có trong phong cảnh.

B. Lựa chọn những sự vật nhỏ bé, ít nổi bật.

C. Lựa chọn những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.

D. Lựa chọn phong cảnh nổi tiếng, được nhiều người biết đến để quan sát.

Câu 5: Em có thể sử dụng giác quan nào để quan sát cảnh vật?

A. Mắt.

B. Miệng.

C. Mắt, tai và mũi.

D. Mũi và mắt.

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

Câu 1: Bài văn tả cảnh gì?

A. Tả khoảnh khắc hoàng hôn ở một làng quê.

B. Tả cảnh trăng lên và vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.

C. Tả vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.

D. Tả ánh trăng sáng lung linh, huyền bí.

Câu 2: Theo em, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cảnh vật?

A. Mắt.

B. Tai.

C. Mắt và mũi.

D. Mắt, tai và mũi.

Câu 3: Khi mới lên, trăng được tả như thế nào?

A. Trăng sáng mờ mờ, ánh sáng chưa rõ, chưa đủ để chiếu sáng lên vạn vật.

B. Trăng sáng vằng vặc.

C. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời.

D. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.

Câu 4: Khi lên cao, trăng được tả như thế nào?

A. Trăng tròn và đỏ, sáng vằng vặc ở chân trời.

B. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

C. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.

D. Trăng sáng vằng vặc, nhỏ và khuyết.

Câu 5: Dưới ánh trăng, tác giả không quan sát sự vật nào dưới đây?

A. Lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh.

B. Một cành cây cong suống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

C. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.

D. Dòng sông được ánh trăng chiếu lấp lánh như được dát bạc.

Câu 6: Đâu không phải sự vật được nhắc đến trong bài văn trên?

A. Trăng.

B. Mây.

C. Hoa.

D. Dòng sông.

Câu 7: Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào trong câu văn dưới đây để miêu tả cảnh vật?

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh.

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Từ trái nghĩa.

D. Liệt kê.

Câu 8: Tác giả sử dụng giác quan nào để quan sát sự vật trong câu văn dưới đây?

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

A. Mắt.

B. Tai.

C. Mũi và mắt.

D. Mắt và tai.

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng mắt?

A. Thơm ngào ngạt.

B. Ngọt ngào.

C. Lấp lánh, rực rỡ.

D. Náo nhiệt, ồn ào.

Câu 2: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng tai?

A. Lung linh, tươi sáng.

B. Thăm thẳm, hun hút.

C. Nồng nặc.

D. Trong vắt.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Người quan sát phong cảnh thiên nhiên cần có tình cảm gì?

A. Tình yêu cuộc sống, trân trọng các mối quan hệ xung quanh.

B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.

C. Sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu.

D. Sự vui vẻ, tích cực, yêu đời.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay