Phiếu trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 (Định hướng Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23 Kiểm thử và đánh giá chương trình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

BÀI 23: KIỂM THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đâu không là công cụ để kiểm thử chương trình?

  1. Công cụ in biến trung gian.
  2. Công cụ sinh các bộ dữ liệu test.
  3. Công cụ thống kê dữ liệu
  4. Công cụ điểm dừng trong phần mềm soạn thảo lập trình.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các bộ dữ liệu test khi kiểm thử chương trình?

  1. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau.
  2. Các bộ test có đầu vào theo một số tiêu chí nhất định.
  3. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.
  4. Các bộ test có đầu vào phải theo các tiêu chí về độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.

Câu 3: Kiểm thử sẽ tăng độ tin cậy của chương trình nhưng:

  1. chưa chứng minh được tính đúng của thuật toán và chương trình
  2. đã chứng minh được tính đúng của thuật toán và chương trình
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 4: Tính đúng của thuật toán được chứng minh bằng:

A.thuật toán

  1. lập luận toán học
  2. bộ dữ liệu
  3. tính đúng

Câu 5: Sử dụng các bộ dữ liệu kiểm chứng có thể làm tăng

  1. độ tin cậy của chương trình
    B. độ tin cậy của chương trình nhưng chưa chứng minh dược tính đúng của thuật toán
    C. tính đúng của thuật toán
  2. lập luận toán học

Câu 6: Độ phức tạp thời gian được xác định là:

  1. thời gian thực hiện chương trình/thuật toán
  2. tài nguyên của máy tính trong đó có phần bộ nhớ được sử dụng để thực hiện chương trình
  3. tiêu chí thực hiện chương trình/ thuật toán
  4. bài toán kĩ thuật, thiết kế, nghiên cứu khoa học

Câu 7: Độ phức tạp không gian được xác định là:

  1. thời gian thực hiện chương trình/thuật toán
  2. tài nguyên của máy tính trong đó có phần bộ nhớ được sử dụng để thực hiện chương trình
  3. tiêu chí thực hiện chương trình/ thuật toán
  4. bài toán kĩ thuật, thiết kế, nghiên cứu khoa học

Câu 8: Tính hiệu quả của chương trình/thuật toán được xem xét trên cơ sở:

  1. lập luận toán học
  2. thuật toán
  3. bài toán khoa học
  4. cơ sở đánh giá độ phức tạp tính toán

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?

  1. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.
  2. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
  3. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
  4. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...

Câu 2: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai”

  1. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  2. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí.
  3. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi.
  4. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.

Câu 3: Làm thế nào để biết trong các thuật toán giải cùng một bài toán thì thuật toán nào là tốt nhất?

  1. Dựa vào hai yếu tố là thời gian thực hiện thuật toán (còn gọi là độ phức tạp thuật toán) và dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ dữ liệu.
  2. Dựa vào dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ dữ liệu.
  3. Thuật toán tối ưu là sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán
  4. Thuật toán tối ưu là sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán, giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua 5 bước xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh và viết tài liệu.

Câu 4: Có những tiêu chí nào để đánh giá tính “tối ưu” của một thuật toán?

  1. Dựa vào hai yếu tố là thời gian thực hiện thuật toán (còn gọi là độ phức tạp thuật toán) và dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ dữ liệu.
  2. Dựa vào dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ dữ liệu.
  3. Thuật toán tối ưu là sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán
  4. Thuật toán tối ưu là sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán, giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua 5 bước xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh và viết tài liệu.

Câu 5: Hai tiêu chỉ đánh giá độ phức tạp tính toán quan trọng nhất là gì?

  1. thời gian thực hiện và không gian bộ nhớ sử dụng
  2. tính đúng và không gian bộ nhớ
  3. thuật toán và lập luận bài toán
  4. thời gian và tính tối ưu

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Chương trình sau nên sửa như thế nào. Chọn phương án đúng nhất.

fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

print(fruits[4])

  1. Thay đổi kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
  2. Kiểm tra chỉ số của mảng khi thực hiện lệnh.
  3. Thay đổi tên mảng.
  4. Chương trình không có lỗi.

Câu 2: Giả sử một chương trình kiểm thử với 10 bộ dữ liệu cho kết quả 9 lần đúng, 1 lần sai. Chương trình đó là sai hay đúng?

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Ý kiến khác
  4. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

 

Câu 3: Chương trình sau giải bài toán: Yêu cầu nhập số tự nhiên n và tính tổng 1 + 2 +n. Chương trình trên có đúng không?

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Ý kiến khác
  4. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 4: Chương trinh sau giải bài toán đếm số các ước số thực sự của số tự nhiên n. Chương trình trên đúng hay sai

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Ý kiến khác
  4. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 5: Hãy xây dựng các bộ dữ liệu kiểm thử đề tìm lỗi cho chương trình tính n! với n là một số nguyên dương nhập từ bàn phím.

  1. tính tối ưu của các bộ xử lí trung tâm
  2. xây dựng các bộ dữ liệu kiểm thử đề tìm lỗi
  3. kiểm thử để tìm ra lỗi
  4. đánh giá chương trình

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Viết ba chương trình mô phỏng các thuật toán sắp xếp chèn, sắp xếp chọn và sắp xếp nổi bọt mà em đã biết. Cho biết thời gian thực tế thực hiện các chương trình trên với bộ dữ liệu đầu vào là dãy A = {3, 1, 0, 10, 13, 16, 9,7, 5, T1]

#include <stdio.h>

#include <math.h>

/* Hàm sắp xếp sử dụng thuật toán sắp xếp chèn */

void insertionSort(int arr[], int n)

{

   int i, key, j;

   for (i = 1; i < n; i++)

   {

       key = arr[i];

       j = i-1;

       /* Di chuyển các phần tử có giá trị lớn hơn giá trị

       key về sau một vị trí so với vị trí ban đầu

       của nó */

       while (j >= 0 && arr[j] > key)

       {

           arr[j+1] = arr[j];

           j = j-1;

       }

       arr[j+1] = key;

   }

}

/* Hàm xuất mảng */

void printArray(int arr[], int n)

{

   int i;

   for (i=0; i < n; i++)

       printf("%d ", arr[i]);

   printf("\n");

}

int main()

{

    int arr[] = {12, 11, 13, 5, 6};

    int n = sizeof(arr)/sizeof(arr[0]);

    insertionSort(arr, n);

    printf("Sorted array: \n");

    printArray(arr, n);

    return 0;

Em hãy nhận xét về cách viết ba chương trình mô phỏng trên:

  1. Hoàn toàn đúng
  2. Sai ở chương trình cuối
  3. Cách viết chương trình 1,2 đúng
  4. Đáp án A,B,C đều sai

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học máy tính 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay