Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Vì các phân tử tương tác với nhau nên chúng có
A. năng lượng.
B. cơ năng.
C. động năng.
D. thế năng.
Câu 2: Nhiệt độ cho biết điều gì?
A. Cho biết độ chênh lệch nhiệt năng của các vật khi chúng tiếp xúc nhau.
B. Cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
C. Cho biết trạng thái khi chúng tiếp xúc nhau và trạng thái khi không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
D. Cho biết mốc năng lượng mà vật có thể đóng băng hoặc hóa hơi.
Câu 3: Thiết bị nào dùng để đo nhiệt độ được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ?
A. Ampe kế.
B. Công tơ điện.
C. Nhiệt kế.
D. Vôn kế.
Câu 4: Do các phân tử luôn di chuyển liên tục, chúng có dạng năng lượng nào dưới đây?
A. thế năng.
B. cơ năng.
C. động năng.
D. năng lượng.
Câu 5: Động năng của một phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
Câu 6: Dựa theo mô hình động học phân tử, vật chất được phân loại thành những trạng thái nào sau đây?
A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể.
C. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không.
D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.
Câu 7: Hiện tượng chuyển động ngẫu nhiên không dứt khoát của các hạt nhỏ do tác động của các phân tử trong chất lỏng hoặc chất khí được gọi là gì?
A. Chuyển động Brown.
B. Chuyển động vật lí.
C. Chuyển động tinh thể.
D. Plasma.
Câu 8: Đâu là công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?
A. T (K) = t (0C) + 273.
B. T (K) = 1,8t (0C) + 32.
C. T (K) = t (0C) – 273.
D. T (K) = 1,8t (0C) – 32.
Câu 9: Loại lực nào được xem là nguyên nhân tạo nên sự liên kết giữa các phân tử?
A. lực đẩy.
B. lực hút.
C. lực hút và lực đẩy.
D. lực tương tác.
Câu 10: Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì?
A. J/kg.
B. J/kg.K.
C. J.kg/K.
D. J/K.
Câu 11: Đâu là công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật?
A. Q = UIt.
B. Q = λm.
C. Q = mcΔt.
D. Q = Lm.
Câu 12: Nhiệt dung riêng của một chất là gì?
A. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
B. Là năng lượng cần thiết để đun nóng 1 kg chất đó trong khoảng thời gian 1s.
C. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 m3 chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
Câu 13: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là gì?
A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
Câu 14: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?
A. 2,77.105 J/kg.
B. 3,34.105 J/kg.
C. 0,25.105 J/kg.
D. 1,80.105 J/kg.
Câu 15: Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong
A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật.
B. xác định tính chất của chất làm vật.
C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung.
D. xác định khối lượng của chất.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................