Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Khi đưa một kim nam châm vào trong từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, kim nam châm sẽ:
A. đứng yên không quay.
B. quay đến khi hướng theo phương tiếp tuyến với đường sức từ.
C. quay đến khi nằm theo phương vuông góc với đường sức từ.
D. bị đẩy ra khỏi từ trường.
Câu 2: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Khi đảo chiều dòng điện thì lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ:
A. không thay đổi.
B. đổi chiều.
C. tăng lên.
D. giảm xuống.
Câu 3: Một dây dẫn dài 50 cm mang dòng điện I = 4 A đặt trong từ trường đều B = 0,2 T. Nếu dây dẫn vuông góc với đường sức từ, lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là:
A. 0,2 N
B. 0,4 N
C. 0,6 N
D. 0,8 N
Câu 4: Một proton có vận tốc 5×106 m/s bay vuông góc vào từ trường đều B=0,4T. Lực Lorentz tác dụng lên hạt proton có độ lớn là:
A. 3,2×10−13N
B. 6,4×10−14N
C. 3,2×10−14N
D. 1,6×10−13N
Câu 5: Một cuộn dây có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 50 cm², đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ thay đổi từ 0,2 T lên 0,6 T trong 0,1 s. Suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là:
A. 2V
B. 3V
C. 4V
D. 5V
Câu 6: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hạt mang điện chuyển động.
C. Hạt mang điện đứng yên.
D. Nam châm hình chữ U.
Câu 7: Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau. Một dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi ar
A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.
Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mọi nam châm đều có hai cực: cực âm (-) và cực dương (+).
(2) Một số loài vật có thể sử dụng từ trường để tạo ra dòng điện làm tê liệt con mồi.
(3) Khi đặt một kim la bàn gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim la bàn sẽ bị lệch so với vị trí ban đầu.
(4) Trái Đất là một nam châm khổng lồ, cực Bắc nam châm Trái Đất chính là cực Bắc địa lí và ngược lại.
(5) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt năng lượng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thi
A. chúng hút nhau.
B. tạo ra dòng điện.
C. chúng đẩy nhau.
D. chúng không hút cũng không đẩy nhau.
Câu 10: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 11: Khi góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ với đoạn dậy dẫn có dòng điện là α = 90° thì lực từ tác dụng có giá trị là 0,4 N. Nếu thay đổi góc a nhỏ dần đến 0°, thì lực tác dụng thay đổi như thế nào?
A. Lực cũng giảm dần đến 0.
B. Lực không đổi.
C. Lực tăng lên đến 0,8 N.
D. Lực giảm xuống 0,2 N.
Câu 12: Một dây dẫn thẳng dài 0,20 m chuyển động đều với tốc độ 3,0 m/s trong từ trường và vuông góc với cảm ứng từ có độ lớn 0,10 T. Suất điện động cảm ứng giữa hai đầu dây là:
A. 0,5 V.
B. 0,06 V.
C. 0,05 V.
D. 0.04 V.
Câu 13: Từ trường của một nam châm thẳng giống từ trường được tạo bởi:
A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
B. một ống dây có dòng điện chạy qua.
C. một nam châm hình hình chữ U.
D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.
Câu 14: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 200 V vào hai đầu một điện trở 50 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở là:
A. 2,8 A.
B. 4,0 A.
C. 5,6 A.
D. 2,0 A.
Câu 15: Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
B. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)
C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.
D. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................