Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng
Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng
Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng
Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng
Trắc nghiệm bài 53: Mặt trăng

A. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1.  Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?

A. Ban ngày.

B. Ban đêm.

C. Giữa trưa.

D. Nửa đêm.

 

Câu 2. Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.

D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

 

Câu 3. Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.

D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

 

Câu 4. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

 

Câu 5. Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

A. 3 tuần.

B. 1 tuần.

C. 4 tuần.

D. 2 tuần.

 

Câu 6.  Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

A. Khoảng hai tuần

B. Khoảng ba tuần.

C. Khoảng 1 tuần.

D. Khoảng 1 tháng.

 

Câu 7. Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:

A. Khoảng hai tuần.

B. Khoảng ba tuần.

C. Khoảng 1 tuần.

D. Khoảng 1 tháng.

 

Câu 8. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

A. Khoảng nửa tháng.

B. Khoảng 1 tháng.

C. Khoảng 2 tháng.

D. Khoảng 3 tháng.

 

Câu 9.  Tên tiếng latin của Mặt Trăng là:

A. Lunae

B. Solis.

C. Martis.

D. Saturni.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.

 

Câu 2. Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

D. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

 

Câu 3. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

 

Câu 4. Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết đầu tháng.

B. Trăng khuyết cuối tháng.

C. Trăng lưỡi liềm.

D. Trăng bán nguyệt.

 

Câu 5. Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết đầu tháng.

B. Trăng khuyết cuối tháng.

C. Trăng bán nguyệt đầu tháng.

D. Trăng bán nguyệt cuối tháng.

 

Câu 6. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.

A. Tốc độ lớn hơn.

B. Cùng tốc độ.

C. Tốc độ nhỏ hơn.

D. Tốc độ không thay đổi.

 

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.

B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

 

Câu 8. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.

D. Cả B và C.

 

Câu 9. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?

A. Vì Mặt Trăng hình khối cầu.

B. Vì Mặt Trăng hình vuông.

C. Vì Mặt Trăng hình tròn.

D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó.

 

Câu 10. Chọn đáp án đúng?

A. Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác.

B. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.

C. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.

D. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

 

Câu 11. Chọn đáp án đúng?

A. Mặt Trăng là một vệ tinh của Mặt Trời.                

B. Mặt Trăng là một hành tinh của Trái Đất.

C. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.                 

D. Mặt Trăng là một ngôi sao.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Hình vẽ mô tả hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng tương ứng với vị trí ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó.

Câu 1. Trăng bán nguyệt tương ứng với vị trí số mấy trên hình vẽ?

A. 2 và 6.

B. 4 và 8.

C. 1 và 5.

D. 3 và 7.

 

Câu 2. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

A. 3 và 7.

B. 1 và 5.

C. 5.

D. 1.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

A. Ngày 23 và 24.

B. Ngày 23 và 27.

C. Ngày 20 và 27.

D. Ngày 26 và 27.

 

Câu 2. Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng âm lịch. Hãy xác định hình ảnh dưới đây lần lượt ứng với khoảng ngày nào của tháng âm lịch?

A. Ngày 4 và ngày 8.

B. Ngày 19 và ngày 8.

C. Ngày 4 và ngày 27.

D. Ngày 23 và ngày 27.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay