Trắc nghiệm bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1. Đâu không phải là tính chất vật lý:

A. Tính dẫn điện

B. Nhiệt độ sôi

C. Khả năng cháy

D. Màu sắc

Câu 2. Đâu không phải là tính chất hóa học:

A. Khả năng phân hủy

B. Khả năng tác dụng được với chất khác

C. Tính dẫn nhiệt

D. Cả A và B đều đúng

Câu 3. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?

A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.

B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.

C. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.

D. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.

Câu 4. Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể

B. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định , chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng

D. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc cjhất rắn kết tinh

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng 

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi 

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi 

D. Khi sôi có sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng

Câu 6. Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?

A. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.

B. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.

C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.

D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.

Câu 7. Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.

B. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng

C. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa

D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.

Câu 8. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:

A. Sự ngưng tự.

B. Sự bay hơi.

C. Sự đông đặc.

D. Sự nóng chảy.

Câu 9. Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

A. Lỏng

B. Rắn

C. Khí 

D. Cả 3 thể trên

Câu 10. Quá trình chuyển thể nào xảy ra khi để nguội miếng nến (paraffin) sau khi đã đun nóng?

A. Nóng chảy

B. Ngưng tụ

C. Bay hơi

D. Đông đặc

Câu 11. Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?

A. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.

B.Bản chất của thanh rắn.

C. Tiết diện ngang của thanh.

D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 12. Điều nào sau đây không đúng?

A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.

B. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

C. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Hình ảnh dưới đây đang nói đến:

 

A. Sự bay hơi

B. Sự đông đặc

C. Sự nóng chảy

D. Sự sôi

Câu 2. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?

A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.

B. Gỗ cháy thành than.

C. Hòa tan đường thành nước đường.

D. Dây xích xe đạp bị gỉ.

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:

A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.

B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài

C. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.

Câu 4. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn

A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.

B. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng. 

C. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.

D. nhiệt độ của chất lỏng tăng.

Câu 5. Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:

A. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định 

B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình

D. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.

Câu 6. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan muối vào nước.

B. Gỗ cháy thành than.

C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

D. Đun nóng sôi nước.

Câu 7. Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. Tăng dần

B. Giảm dần

C. Không thay đổi

D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu 8. Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chổ bị sai lệch.

B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khac nhau, thì có tính vật lý khác nhau.

C. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.

D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chổ bị sai lệch gọi lổ hổng

Câu 9. Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí. 

B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.

C. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.

D. Giọt nước động trên lá sen.

Câu 10. Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Đâu là tính chất chung của muối ăn và đường ăn:

A. chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước

B. chất rắn, không mùi

C. Chất rắn, màu trắng, cháy được

D. chất rắn, màu trắng, không mùi, không cháy được

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1. Hãy cho biết các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí

A. Gỗ cháy thành than

B. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước

C. Cơm nếp lên men thành rượu

D. Muối ăn khô hơn khi đun nóng

Câu 2. Hãy cho biết các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất hóa học:

A. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng

B. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi

C. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi

D. Đường tan trong nước

Câu 3. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Qúa trình này ứng với khái niệm nào dưới đây:

A. Sự đông đặc

B. Sự bay hơi và ngưng tụ

C. Sự nóng chảy và đông đặc

D. Sự sôi

Câu 4. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc và của helium lần lượt là:

A. Thiếc : 2320C; Helium: -2640C

B. Thiếc : 2420C; Helium: -2600C

C. Thiếc : 2320C; Helium: -2680C

D. Thiếc : 2350C; Helium: -2580C

Câu 5. Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. Hiện tượng đó được gọi là gì?

A. sự ngưng tụ

B. sự bay hơi

C. sự đông đặc

D. sự nóng chảy

Câu 6. Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng:

A. Nhiệt độ nóng chảy của nến thấp hơn nhiệt độ phòng

B. Nhiệt độ nóng chảy của nến cao hơn nhiệt độ phòng

C. Nhiệt độ nóng chảy của nến bằng nhiệt độ phòng

D. Không so sánh được nhiệt độ của nến với nhiệt độ phòng

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

A. Mỡ lợn tan ra khi đun nóng

B. Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào

C. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần

D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián

Câu 8. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm

B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao

C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây

D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh

Câu 9. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C. Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?

A. -390C

B. 390C

C. -500C

D. 450C

Câu 10. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Lốc xoáy

C. Gió thổi

D. Mưa rơi

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

A. Nước bốc hơi mất

B. Nước tràn ra ngoài

C. Chiếc đĩa đã hút nước

D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 2. Điền vào chỗ chấm: “Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí …. để thu được đường trắng.

A. Cacbon dioxit

B. Sulfur dioxide

C. Sunfua

D. nitrogen

Câu 3. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A. Trời lạnh          

B. Trời nhiều gió

C. Trời nắng nóng

D. Trời hanh khô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay