Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3, 4: Các thể của chất oxygen và không khí (P2)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3, 4: Các thể của chất oxygen và không khí (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2. CÁC THỂ CỦA CHẤT OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ   (PHẦN 2)

Câu 1. Đường ăn có tính chất gì ?

  • A. Là chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước, cháy được
  • B. Là chất rắn, màu trắng, có mùi, tan trong nước, không cháy được
  • C. Không có hình dạng xác định, không mùi, tan trong nước, cháy được
  • D. Không có hình dạng xác định, không mùi, tan trong nước, cháy được

Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói không về đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
  • B. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định không xác định
  • C. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

 

Câu 3. Quá trình nóng chảy là quá trình :

  • A. Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí
  • B. Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
  • C. Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  • D. Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí

Câu 4. Để dập tắt đám cháy, những biện pháp được có thể sử dụng được

  • A. Cung cấp thêm nhiệt
  • B. Dùng tấm chăn to, dày có nhúng nước
  • C. Dùng quạt
  • D. Đổ nước

Câu 5. Đâu là bệnh do ô nhiễm không khí gây ra ?

  • A. Nước ăn chân tay
  • B. Đau bụng, khó tiêu
  • C. Đau xương khớp
  • D. Hen suyễn, ung thư phổi

 

Câu 6. Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  • A. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  • B. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • B. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

 

Câu 8. Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.
  • B. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng
  • C. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa
  • D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.

Câu 9. Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  • A. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.
  • B. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • D. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.

Câu 10. Giải pháp giữ bầu không khí trong lành là gì?

  • A. Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm
  • B. Bảo vệ và trồng cây xanh
  • C. Đề ra quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất độc hại
  • D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 11. Quá trình chuyển thể nào xảy ra khi để nguội miếng nến (paraffin) sau khi đã đun nóng?

  • A. Nóng chảy
  • B. Ngưng tụ
  • C. Bay hơi
  • D. Đông đặc

 

Câu 12. Điều nào sau đây không đúng?

  • A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
  • B. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
  • C. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
  • D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 13. Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

  • A. Chặt cây, phá rừng.
  • B. Trồng cây xanh.
  • C. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 14. Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?

  • A. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
  • B.Bản chất của thanh rắn.
  • C. Tiết diện ngang của thanh.
  • D. Cả ba yếu tố trên.

 

Câu 15. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

  • A. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt
  • B. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  • C. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  • D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 16. Hình ảnh dưới đây đang nói đến:

  • A. Sự bay hơi
  • B. Sự đông đặc
  • C. Sự nóng chảy
  • D. Sự sôi

 

Câu 17. Đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

  • A. khối lượng xác định.
  • B. Có thể tích xác định.
  • C. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
  • D. Dễ chảy

 

Câu 18. Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A. Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt
  • B. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt
  • C. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn
  • D. Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt

 

Câu 19. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn

  • A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
  • B. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
  • C. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
  • D. nhiệt độ của chất lỏng tăng.

 

Câu 20. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

  • A. Hoà tan xà phòng vào nước.
  • B. Cô cạn nước đường thành đường.
  • C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
  • D. Đun nóng nước đá ở thể rắn để chuyến sang nước đá ở thể lỏng.

 

Câu 21. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

  • A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.
  • B. vi khuẩn, con cá, con mèo.
  • C. con cá, con mèo, máy bay.
  • D. vi khuẩn, con cá, máy bay.

Câu 22. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc và của helium lần lượt là:

  • A. Thiếc : 2320C; Helium: -2640C
  • B. Thiếc : 2420C; Helium: -2600C
  • C. Thiếc : 2320C; Helium: -2680C
  • D. Thiếc : 2350C; Helium: -2580C

 

Câu 23. Cách dập lửa phù hợp cho đám cháy do chập điện:

  • A. Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng
  • B. Dùng nước
  • C. Dùng tâm vải
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 24. Điền vào chỗ chấm: “Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí …. để thu được đường trắng.

  • A. Cacbon dioxit
  • B. Sulfur dioxide
  • C. Sunfua
  • D. nitrogen

 

Câu 25 . Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen và sinh ra 1248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí:

  • A. 50760 lít
  • B. 68250 lít
  • C. 8736 lít
  • D. 12650 lít

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay