Trắc nghiệm bài 7: Oxygen và không khí

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Oxygen và không khí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

A.10%

B. 21%

C. 25%

D. 79%

Câu 2. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Nóng chảy                                   

B. Quang hợp                

C. Hòa tan                                        

D. Hô hấp    

Câu 3. Khí nào sau đây là khí hiếm?

A. Khí oxygen

B. Khí nitrogen

C. Khí neon

D. Khí carbon dioxide

Câu 4. Chất sau đây gây hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.

B. Nitrogen.

C. Hidrogen.

D. Carbon dioxide.

Câu 5. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89 độ C. Khi đó oxygen tồn tại ở thể khí, lỏng hay rắn?

A. Thể lỏng

B. Thể rắn

C. Thể khí

D. Không tồn tại

Câu 6. Tính chất nào sau đây sai khi nói về oxygen:

A. Oxygen là chất khí.

B. Không màu, không mùi, không vị

C. Nặng hơn không khí.

D. Tan nhiều trong nước.

Câu 7. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về nitơ?

A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nitơ tồn tại ở thể khí.

B. Trong không khí, nitơ chiếm khoảng 4/5 về thể tích.

C. Nitơ là khí không màu, không mùi.

D. Nitơ là khí duy trì sự cháy.

Câu 8. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về khí carbon dioxide?

A. Carbon dioxide là khí không duy trì sự cháy.

B. Carbon dioxide là khí duy trì sự hô hấp.

C. Carbon dioxide cần cho quá trình quang hợp của cây xanh.

D. Carbon dioxide là chất khí không màu, không mùi.

Câu 9. Những nhận định nào dưới đây không đúng về khí oxygen?

(1) Oxygen tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng.

(2) Khí oxygen tan nhiều trong nước.

(3) Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

(4) Trong không khí, oxygen chiếm 78% về thể tích.

(5) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị.

A. (1), (2).

B. (2), (4).

C. (3), (4).

D. (1), (5).

Câu 10. Giải pháp giữ bầu không khí trong lành là gì?

A. Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

B. Bảo vệ và trồng cây xanh

C. Đề ra quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất độc hại

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống là gì?

A. Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm 

B. Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan 

C. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

A. Chặt cây, phá rừng.

B. Trồng cây xanh.

C. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

A. Rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy

B. Cháy rừng,

C. Hoạt động sản xuất của con người

D. Cả 3 đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy

B. Quan sát màu sắc của hai khí đó

C. Ngửi mùi của hai khí đó

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khi nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide

Câu 2. Lí do nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

A. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng.

B. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp.

C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.

D. Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 3. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà không thể thiếu cho:

A. sự sống

B. sự cháy

C. quá trình đốt cháy nhiên liệu

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 4. Điền vào chỗ chấm: Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như (1)………., ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở (2)……….khi ngộ độc (3)……… đặc biệt khi cần (4)……..bệnh nhân để thực hiện phẩu thuật.

A. Suy hô hấp…. oxygen…..gây mê ……carbon monoxide

B. Suy hô hấp…. carbon monoxide……. oxygen…..gây mê

C. Suy hô hấp…. oxygen……carbon monoxide…..gây mê

D. Suy hô hấp ……carbon monoxide…..gây mê…. Oxygen

Câu 5. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

A. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt

B. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

C. chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hãy dự kiến hiện tương xảy ra?

A. Không hiện tượng

B. que đóm bùng cháy

C. que đóm tắt tàn đỏ

D. tất cả các đáp án đều sai

Câu 7. Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

A. Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt

B. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt

C. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn

D. Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt

Câu 8. Thí nghiệm: Lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn. Thí nghiệm nhằm mục đích xác định chất gì?

A. Hơi nước

B. Carbon dioxide

C. Oxygen

D. Tất cả các đáp án trên

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. phun nước

B. dùng cát đổ trùm lên

C. dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào

D. dùng chiếc khăn khô đáp vào

Câu 2. Đâu là nguồn lây ô nhiễm không khí trong nhà:

A. Sơn tường

B. Khói thuốc lá

C. Hóa chất tẩy rửa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Cách dập lửa phù hợp cho đám cháy do chập điện:

A. Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng

B. Dùng nước

C. Dùng tâm vải 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Khi đun bếp lò luôn phải khơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để

A. tăng thêm lượng oxygen.

B. làm ngọn lửa nhỏ đi.

C. thêm chất cháy.

D. thêm nhiệt.

Câu 5. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm

A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxygen.

B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.

C. lấy chất cháy đi

C. cung cấp thêm nhiệt.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Gỉa thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó:

A. 336 m3 và 68,2 m3

B. 67,2 m3 và 336 m3

C. 336 m3 và 67,2 m3

D. 33,6 m3 và 67,2 m3

Câu 2. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. Em hãy tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh vào thở ra 16 lần và mỗi lần hút vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen?

A. 72 lít

B. 3,6 m3

C. 3600 m3

D. 72 m3

Câu 3. Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen và sinh ra 1248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí:

A. 50760 lít

B. 68250 lít

C. 8736 lít

D. 12650 lít

Câu 4. Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxy có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxy là:

A. 4 m3

B. 12 m3

C. 0,8 m3

D. 6 m3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay