Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3, 4: Các thể của chất oxygen và không khí (P1)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3, 4: Các thể của chất oxygen và không khí (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3+4. CÁC THỂ CHẤT OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

(PHẦN 1)

Câu 1. Khi đun bếp củi, ngoài việc cung cấp củi liên tục để duy trì sự cháy, ta cần quạt hoặc thổi mạnh để :

  • A. Làm ngọn lửa nhỏ
  • B. Cung cấp thêm lượng oxygen
  • C. Tăng nhiệt độ
  • D. Để nhanh chín hoặc sôi

 

Câu 2. : Nguồn năng lượng nào dưới đây khi được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất ?

  • A. Gió
  • B. Than đá
  • C. Khí đốt
  • D. Dầu mỏ

 

Câu 3. Đường có tính chất hóa học nào

  • A. Có khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước
  • B. Tan trong nước
  • C. Có vị ngọt
  • D. Là chất rắn

Câu 4. Sự bay hơi của nước diễn ra :

  • A. Chậm hơn khi ở nhiệt độ cao, gió càng mạnh và có diện tích mặt thoáng của nước lớn
  • B. Chậm hơn khi ở nhiệt độ cao, gió nhẹ và có diện tích mặt thoáng của nước nhỏ
  • C. Nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao, gió càng mạnh và có diện tích mặt thoáng của nước càng lớn
  • D. Nhanh hơn khi ở nhiệt độ thấp, gió nhẹ và có diện tích mặt thoáng của nước nhỏ

 

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây được gọi là một chất

  • A. Đường mía
  • B. Cái thìa nhôm
  • C. Nhôm
  • D. Con dao

 

Câu 6. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

  • A. Nóng chảy                                  
  • B. Quang hợp               
  • C. Hòa tan                                       
  • D. Hô hấp   

 

Câu 7. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?

  • A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
  • C. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
  • D. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.

 

Câu 8. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • A. Chất khí, không màu.
  • B. Không mùi, không vị.
  • C. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).
  • D. Tan rất ít trong nước

 

Câu 9. Chất sau đây gây hiệu ứng nhà kính?

  • A. Oxygen.
  • B. Nitrogen.
  • C. Hidrogen.
  • D. Carbon dioxide.

 

Câu 10. Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

  • A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể
  • B. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định , chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
  • C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng
  • D. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc cjhất rắn kết tinh

Câu 11. Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?

  • A. Than chì
  • B. Nước
  • C. Sắt
  • D. Khí oxygen

Câu 12. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về nitơ?

  • A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nitơ tồn tại ở thể khí.
  • B. Trong không khí, nitơ chiếm khoảng 4/5 về thể tích.
  • C. Nitơ là khí không màu, không mùi.
  • D. Nitơ là khí duy trì sự cháy.

 

Câu 13. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

  • A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng
  • B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi
  • C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi
  • D. Khi sôi có sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng

Câu 14. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • B. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

 

Câu 15. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

  • A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm
  • B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao
  • C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây
  • D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh

 

Câu 16. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  • A. vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • B. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  • C. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  • D. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

 

Câu 17. Thí nghiệm: Lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn. Thí nghiệm nhằm mục đích xác định chất gì?

  • A. Hơi nước
  • B. Carbon dioxide
  • C. Oxygen
  • D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 18. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hãy dự kiến hiện tương xảy ra?

  • A. Không hiện tượng
  • B. que đóm bùng cháy
  • C. que đóm tắt tàn đỏ
  • D. tất cả các đáp án đều sai

 

Câu 19. Quá trình thể hiện tính chất hóa học là quá trình nào sau đây?

  • A. Hòa tan muối vào nước
  • B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
  • C. Cô cạn nước muối thành đường
  • D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

 

 

Câu 20. Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Đâu là tính chất chung của muối ăn và đường ăn:

  • A. chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước
  • B. chất rắn, không mùi
  • C. Chất rắn, màu trắng, cháy được
  • D. chất rắn, màu trắng, không mùi, không cháy được

 

Câu 21. Cách dập lửa phù hợp cho đám cháy do chập điện:

  • A. Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng
  • B. Dùng nước
  • C. Dùng tâm vải
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 22. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc và của helium lần lượt là:

  • A. Thiếc : 2320C; Helium: -2640C
  • B. Thiếc : 2420C; Helium: -2600C
  • C. Thiếc : 2320C; Helium: -2680C
  • D. Thiếc : 2350C; Helium: -2580C

 

Câu 23. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A. đường mía, muối ăn, con dao
  • B. con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
  • C. nhôm, muối ăn, đường mía
  • D. con dao, đôi đũa, muối ăn

 

Câu 24. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Gỉa thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó:

  • A. 336 m3 và 68,2 m3
  • B. 67,2 m3 và 336 m3
  • C. 336 m3 và 67,2 m3
  • D. 33,6 m3 và 67,2 m3

 

Câu 25. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

  • A. Trời lạnh         
  • B. Trời nhiều gió
  • C. Trời nắng nóng
  • D. Trời hanh khô

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay