Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 6: Hỗn hợp

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 6: Hỗn hợp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6. HỖN HỢP (PHẦN 1)

Câu 1.  Tách muối ăn ra khỏi dung dịch nước muối ta nên sử dụng phương pháp nào ?

  • A. Lọc
  • B. Cô cạn
  • C. Pha thêm nước
  • D. Dùng nam châm

Câu 2. Hỗn hợp nào dưới đây có chứa một chất tan

  • A. Sinh tố lúa mạch
  • B. Sữa
  • C. Nước đường
  • D. Nước khoáng.

Câu 3. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Muối ăn

(3) Sữa tươi

(4) Nhôm

(5) Nước chanh

  • A. (2), (4), (5)
  • B. (2), (3),(4)
  • C. (2) , (5)
  • D. (1)

 

Câu 4. Chất rắn nào không tan trong nước ?

  • A. Đường                            
  • B. Vàng  
  • C. Đường kính                             
  • D. Muối ăn

Câu 5.  Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối  ăn và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Cô cạn.
  • B. Lọc.
  • C. Chiết.
  • D. Lọc và cô cạn

 

Câu 6.  Người ta dùng phương pháp lọc để:

  • A. Tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.
  • B. Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
  • C. Tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.
  • D. Tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

  • A. Nước muối sinh lí.
  • B. Bột canh.
  • C. Muối ăn (sodium chloride)
  • D. Nước khoáng.

Câu 8.  Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

  • A. Lọc
  • B. Lọc và cô cạn
  • C. Cô cạn
  • D. Chiết và lọc

 

Câu 9. Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác (calcium, sodium, bicarbonate,…). Vậy nước khoáng

  • A. Là hỗn hợp không đồng nhất.                                
  • B. Là hỗn hợp đồng nhất.   
  • C. Là chất tinh khiết.                                   
  • D. Không phải là hỗn hợp

Câu 10.  Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Cô cạn.
  • B. Lọc.
  • C. Chiết.
  • D. Dùng nam châm.

 

Câu 7. Mẫu vật nào sau đây không phải là chất tinh khiết?

  • A. Nước cất
  • B. Không khí
  • C. Khí oxygen
  • D. Thìa bạc

 

Câu 11.  Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

  • A. Chiết
  • B. Lọc
  • C. Dùng nam châm
  • D. Cô cạn

Câu 12. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

  • A. (2)
  • B. (2), (3) và (4)
  • C. (2) và (5)
  • D. (1)

 

Câu 13.  Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

  • A. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.
  • B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.
  • C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.
  • D. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

 

Câu 14.  Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  • A. Lọc chất tan trong nước.
  • B. Lọc và giữ lại khoáng chất.
  • C. Lọc chất không tan trong nước.
  • D. Lọc hoá chất độc hại.

 

Câu 15. Theo em, thép và không khí có điểm giống nhau là:

  • A. Đều là hỗn hợp không đồng nhất
  • B. Đều là chất tinh khiết
  • C. Đều là hỗn hợp đồng nhất
  • D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 16. Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau?

  • A. không lẫn vào chất khác
  • B. chất lỏng ở điều kiện thường, có màu trắng
  • C. chất lỏng ở điều kiện thường, trong suốt, không màu
  • D. Có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể

Câu 17. Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:

  • A. Dung môi        
  • B. Nhũ tương
  • C. Dung dịch
  • D. Huyền phù

 

Câu 18.  Calcium hydroxide (rắn) là chất ít tan. Hòa tan chất này vào nước thu được hỗn hợp như hình 11.3b.

Hỗn hợp (A) là:

  • A. Dung dịch
  • B. Huyền phù
  • C. Nhủ tương
  • D. Chất tinh khiết

 

Câu 19. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • A. Hỗn hợp nước đường.
  • B. Hỗn hợp nước muối,
  • C. Hỗn hợp nước và rượu.
  • D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 20. Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng
  • B. Nhôm dẫn nhiệt tốt
  • C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt
  • D. Nhôm có tính dẻo

 

Câu 21.  Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Nam Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Câu 22. Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

  • A. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.
  • B. Nghiền nhỏ chất rắn.
  • C. Dùng nước nóng.
  • D. Tất cả ý trên đều đúng.

 

Câu 24.  Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur) (hình 11.1). Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?

  • A. Lưu huỳnh màu vàng
  • B. Lưu huỳnh giòn
  • C. Lưu huỳnh không tan trong nước, không thấm nước
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 25.  Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 960C để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -1830C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là

  • A. phương pháp lọc.
  • B. phương pháp chiết.
  • C.  phương pháp chưng phân đoạn.
  • D. phương pháp cô cạn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay