Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn hóa học 8 cánh diều bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 8 cánh diều [..]. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
Câu hỏi 1: Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng biến đổi vật lí ở đặc điểm gì?
Trả lời: có sinh ra chất mới
Câu hỏi 2: Cho quá trình sau: Đường kính Nước đường
Đường kính
Đường nóng chảy
Than
Giai đoạn nào có biến đổi hóa học?
Trả lời: IV
Câu hỏi 3: Hiên tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý
a. Hiện tượng thủy triều
b. Băng tan
c. Nến cháy bị nóng chảy
d. Nước chảy đá mòn
e. Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí lưu hình dioxide
Trả lời: a, b
Câu hỏi 4: Vào mùa đông, trời lạnh mỡ sẽ bị đóng thành các ván nổi lên trên và có màu trắng. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan dần. Nếu đun nhiệt độ quá cao thì sẽ có hiện tượng cháy, một phần chuyển sang màu đen. Quá trình biến đổi hoá học là gì?
Trả lời: Đun quá lửa mỡ bị cháy đen là quá trình biến đổi hóa học.
Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: "... là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,... nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu."
Trả lời: biến đổi vật lí
Câu hỏi 6: Khí sinh hoạt biogas thường được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt (quá trình 1). Sau đó, quá trình đốt cháy khí biogas sẽ cung cấp nguồn năng lượng nhiệt dồi dào để phục vụ cho quá trình sinh hoạt, sản xuất, thay thế một phần cho các nguồn năng lượng khác (quá trình 2). Hai quá trình đó là biến đổi gì?
Câu hỏi 7: Khi chiên mỡ có sự biến đổi sau: (1) đầu tiên một phần mỡ bị chảy lỏng và (2) nếu tiếp tục đun sôi quá lửa, mỡ sẽ khét. Trong hai giai đoạn trên, giai đoạn nào là biến đổi vật lí? Giai đoạn nào là biến đổi hóa học?
Câu hỏi 8: Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không?
Câu hỏi 9: Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. (1) Đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó (2) đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra. Hãy chỉ ra ở giai đoạn nào xảy ra biến đổi vật lí? Giai đoạn nào xảy ra biến đổi hóa học?
Câu hỏi 10: Cho thí nghiệm sau:
− Bước 1: Dùng một đoạn dây điện quấn quanh đũa thuỷ tinh thành hình lò xo.
− Bước 2: Quan sát dây điện hình lò xo và so sánh với đoạn dây điện còn lại
Kết quả thu được từ thí nghiệm trên có làm biến đổi về chất không?
Câu hỏi 11: Để sản xuất xi măng, người ta tiến hành hai giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Nghiền mịn đá vôi, đất sét, cát (SiO2) với một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc ướt thu được một hỗn hợp mịn.
– Giai đoạn 2: Nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1 400 °C – 1 600 °C thu được một hỗn hợp màu xám (gọi là clinker).
Em hãy cho biết trong hai giai đoạn trên, giai đoạn nào là biến đổi hoá học? Giai đoạn nào là biến đổi vật lí?
Câu hỏi 12: Cho các quá trình sau:
- Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh.
- Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
- Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
- Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
- Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.
Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là
Câu hỏi 13: Để sản xuất sulfuric acid (H2SO4) là một hoá chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pyrite (FeS2). (1) Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pyrite (2) rồi nung ở nhiệt độ cao thu được iron (III) oxide (Fe2O3) và sulfur dioxide (SO2). (3) Sau đó oxygen hoá sulfur dioxide bằng oxygen với xúc tác thích hợp ở 4500C thu được sulfur trioxide (SO3). (4) Cuối cùng cho sulfur trioxide vào nước người ta thu được sulfuric acid. Hãy cho biết trong quá trình trên giai đoạn nào xảy ra biến đổi vật lí? Giai đoạn nào xảy ra biến đổi hoá học?
Câu hỏi 14: Cho một số nhận định sau:
- Biến đổi hóa học là sự biến đổi chất có sinh ra chất mới.
- Trong phản ứng hóa học, tính chất của các chất vẫn giữ nguyên.
- Phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi có chất xúc tác hoặc đun nóng.
- Sự quang hợp của cây xanh là biến đổi hóa học.
Số nhận định sai là
Câu hỏi 15: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:
1. Parafin nóng chảy.
2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.
3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.
Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?
Câu hỏi 16: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?
1. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu.
2. Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi.
3. Nước từ ao hồ bốc hơi lên tạo thành mưa.
4. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
5. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần.
Câu hỏi 17: Trong số những quá trình dưới đây:
(a) Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong khí oxygen tạo ra chất khí mùi hắc (sulfur dioxide).
(b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
(c) Trong lò nung đá vôi, calcium carbonate chuyển dần thành vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra ngoài.
(d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
(e) Dây sắt (iron) được cắt thành từng đoạn nhỏ và tán đinh.
(f) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.
(g) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (acetic acid) chua.
(h) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi.
Hãy cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
Câu hỏi 18: Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hoá học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây?
(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.
(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.
(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.
Câu hỏi 19: Bột dùng làm bánh mì, được sản xuất bằng cách nghiền các hạt ngũ cốc (gồm tinh bột và protein). Một loại bánh mì đơn giản được làm từ các nguyên liệu: bột, men, nước và muối. Quá trình làm bánh mì gồm các giai đoạn:
(1) Khi cho bột vào nước và nhào lên, protein sẽ trương lên, làm cho bánh mì mềm hơn.
(2) Men (một loại nấm nhỏ) là chất xúc tác giúp biến đổi tinh bột thành glucose C6H12O6. Lượng muối sẽ kiểm soát tốc độ lên men tinh bột.
(3) Glucose tiếp tục bị men xúc tác, phân hủy thành ethanol C2H5OH và carbon dioxide CO2 (chất khí làm bánh mì nổi lên).
(4) Khi nướng, các túi khí carbon dioxide trong bánh sẽ nở ra và làm cho bánh nở to hơn.
Hãy cho biết trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn nào là biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.
Câu hỏi 20: Trong số quá trình dưới đây, đâu là hiện tượng vật lý?
1. Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.
2. Đá khi lấy ra khỏi tủ lạnh chuyển dần sang thể lỏng.
3. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
4. Nước bị đóng băng tại hai cực của Trái đất.
5. Cho vôi sống có thành phần chính là CaO hoà tan vào nước thu được dung dịch nước vôi trong.
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học