Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Hoá học Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Cho vài giọt dung dịch Phenolphtalein không màu vào dung dịch NaOH. Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch không đổi màu.
B. Dung dịch chuyển màu xanh.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
D. Dung dịch chuyển màu hồng.
Câu 2: Công thức hóa học của base tương ứng với các oxide K₂O, MgO, BaO, Fe₂O₃ lần lượt là:
A. KOH, Mg(OH)₃, Ba(OH)₂, Fe(OH)₃
B. KOH, Mg(OH)₂, Ba(OH)₂, Fe(OH)₂
C. KOH, Mg(OH)₂, Ba(OH)₂, Fe(OH)₃
D. K(OH)₂, Mg(OH)₃, Ba(OH)₂, Fe(OH)₂
Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trung hòa?
A. Al + 3HCl → 2AlCl₃ + 3H₂
B. NaOH + HCl → NaCl + H₂O
C. 2Fe + 3Cl₂ → 2FeCl₃
D. Ca(OH)₂ + CO₂ → CaCO₃ + H₂O
Câu 4: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. KOH, BaCl₂, H₂SO₄, NaOH
B. NaOH, K₂SO₄, NaCl, KOH
C. NaOH, KOH, Ba(OH)₂, Ca(OH)₂
D. KOH, Ba(NO₃)₂, HCl, NaOH
Câu 5: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Chất rắn không màu, ít tan trong nước.
B. Chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
C. Chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt.
D. Chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Câu 6: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH dùng để làm khô khí ẩm nào sau đây?
A. H₂S.
B. H₂.
C. HCl.
D. SO₂.
Câu 7: Al(OH)₃ có tên gọi là:
A. Aluminium hydroxide
B. Nhôm hydroxit
C. Nhôm hydroxide
D. Aluminium hydroxit
Câu 8: Để hòa tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H₂SO₄ 0,75M?
A. 70 ml.
B. 80 ml.
C. 90 ml.
D. 100 ml.
Câu 9: Lấy 200 ml dung dịch BaCl₂ 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H₂SO₄ 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 30,4 gam
B. 25,8 gam
C. 27,96 gam
D. 29,25 gam
Câu 10: Hòa tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:
A. 26,3 gam
B. 40,5 gam
C. 19,2 gam
D. 22,8 gam
Câu 11: Trộn 20ml dd HCl 0,05M với 20 ml dd H2SO4 0,075M thu được dd có pH bằng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch H₂SO₄ loãng dư. Sau phản ứng, thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại Z là:
A. Niken
B. Calcium
C. Aluminium
D. Iron
Câu 13: Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H₂SO₄ loãng dư. Sau phản ứng, thấy trong bình còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lít H₂ (đktc). % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 60%
B. 40%
C. 38,57%
D. 20%
Câu 14: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H₂ ở đktc. Kim loại A là:
A. Fe
B. Mg
C. Cu
D. Zn
Câu 15: Một ruộng đất có pH < 7, cần cải tạo ruộng này bằng cách:
A. Bón phân đạm
B. Bón phân lân
C. Bón vôi bột
D. Bón phân kali
Câu 16:............................................
............................................
............................................