Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Hoá học Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Loại phân bón có hàm lượng đạm cao nhất trong các loại sau đây là:
A. NaNO₃
B. (NH₂)₂CO
C. NH₄NO₃
D. NH₄Cl
Câu 2: Biện pháp nào sau đây không giúp giảm thiểu ô nhiễm do phân bón hóa học?
A. Bón đúng loại.
B. Bón đúng thời điểm.
C. Bón đúng liều lượng.
D. Bón theo giờ giấc cố định.
Câu 3: Thành phần chính của supephotphat là:
A. CaSO₄.2H₂O
B. Ca₃(PO₄)₂
C. Ca(H₂PO₄)₂
D. CaHPO₄
Câu 4: Độ dinh dưỡng của phân lân được xác định theo hàm lượng:
A. % K₂O
B. % P₂O₅
C. % P
D. % PO₄³⁻
Câu 5: Phân bón đa lượng cung cấp các nguyên tố nào cho cây trồng?
A. Ca, Mg, S
B. N, P, K
C. Si, B, Zn, Fe, Cu
D. Các chất khác
Câu 6: Phân bón vi lượng cung cấp các nguyên tố nào cho cây trồng?
A. Ca, Mg, S
B. N, P, K
C. Si, B, Zn, Fe, Cu
D. Các chất khác
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng giữa muối và dung dịch bazơ là:
A. Muối mới và axit mới
B. Muối mới và bazơ mới
C. Muối mới và kim loại mới
D. Hai muối mới
Câu 8: Sản phẩm của phản ứng giữa hai dung dịch muối là:
A. Muối mới và axit mới
B. Muối mới và bazơ mới
C. Muối mới và kim loại mới
D. Hai muối mới
Câu 9: Điều kiện để hai dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là:
A. Có ít nhất một muối mới không tan hoặc ít tan
B. Có ít nhất một muối mới là chất khí
C. Cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan
D. Các muối mới đều tan
Câu 10: Muối ăn (NaCl) được sản xuất từ nguồn nào sau đây?
A. Dùng NaOH phản ứng với HCl
B. Khai thác từ mỏ muối hoặc nước biển
C. Điện phân nước biển
D. Dùng Na₂SO₄ tác dụng với BaCl₂
Câu 11: Tính chất hóa học nào không thuộc về muối?
A. Phản ứng với kim loại
B. Phản ứng với phi kim
C. Phản ứng với bazơ
D. Phản ứng với axit
Câu 12: Công thức hóa học Na₂SO₄ có tên gọi là:
A. Sodium sulfate
B. Sodium sulfua
C. Disodium tetrasulfur
D. Sodium(I) sulfate
Câu 13: Oxide acid có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước
B. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước
C. Vừa tác dụng với acid, vừa tác dụng với base tạo thành muối và nước
D. Không tác dụng với acid và base.
Câu 14: Oxit bazơ có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước
B. Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
C. Vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
D. Không tác dụng với axit và bazơ
Câu 15: Oxit trung tính có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước
B. Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
C. Vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
D. Không tác dụng với axit và bazơ
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Đốt cháy 13,64 gam P trong khí oxygen thu được 31,24 gam hợp chất.
a) Số mol O2 phản ứng nhiều hơn số mol của P.
b) Định luật bảo toàn khối lượng: mp = moxygen + moxide
c) Oxide tạo thành là P2O5.
d) Oxide tạo thành là oxide base.
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO4 nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g.
a) Phương trình hoá học của phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
b) Số mol Fe phản ứng lớn hơn số mol CuSO4.
c) Khối lượng tăng thêm là hiệu khối lượng của CuSO4 và Cu.
d) Giá trị của a là 0,5.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................