Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Hoá học Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Dung dịch KOH phản ứng được với các chất trong dãy oxide nào sau đây?
A. CO2, SO2, P2O5, Fe2O3.
B. Fe2O3, SO2, SO3, MgO.
C. P2O5, CO2, Al2O3, SO3.
D. P2O5, CO2, CuO, SO3.
Câu 2: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2.
B. O2.
C. N2.
D. H2.
Câu 3: Nếu cho 5,6 gam sắt tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thu
được muối và thấy có khí thoát ra. Vậy thể tích khí hydrogen (đkc) là
A. 4,958 L.
B. 2,479 L.
C. 11,2 L.
D. 24,79 L.
Câu 4: Cho phản ứng sau: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. Chất X cần tìm là
A. CO.
B. Cl2.
C. H2.
D. CO2.
Câu 5: Cho dung dịch potassium hydroxide KOH vào ống nghiệm đựng dung
dịch iron(III) chloride FeCl3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng xanh.
B. có kết tủa đỏ nâu.
C. có khí thoát ra.
D. kết tủa màu trắng.
Câu 6: Hợp chất SO2 thuộc loại oxide nào?
A. Oxide acid.
B. Oxide base.
C. Oxide trung tính.
D. Oxide lưỡng tính.
Câu 7: Iron(II) oxide không tồn tại được trong
A. dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch H2SO4.
D. nước.
Câu 8: Dung dịch muối nào sau đây có thể tác dụng với dung dịch hydrochloric acid?
A. Zn(NO3)2.
B. NaNO3.
C. Cu(NO3)2.
D. AgNO3.
Câu 9: Hàm lượng nguyên tố nitrogen trong phân bón urea (NH2)CO là
A. 32,33%.
B. 31,81%.
C. 46,67%.
D. 63,64%.
Câu 10: Trong các loại phân sau, phân nào là phân kali?
A. KNO3.
B. NH4NO3.
C. CO(NH2)2.
D. Ca3(PO4)2.
Câu 11: Vôi sống là một loại oxide base, oxide này có công thức hoá học là
A. Ca.
B. Ca(OH)2.
C. Ba(OH)2.
D. CaO.
Câu 12: Trung hoà 200 mL dung dịch H2SO4 1 M bằng dung dịch NaOH 20% thu được muối và nước. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là
A. 100 gam.
B. 110 gam.
C. 80 gam.
D. 120 gam.
Câu 13: Phân bón hoá học là
A. những hợp chất hoá học chứa nguyên tố phóng xạ giúp cây trồng phát triển đột biến.
B. những hợp chất hoá học chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, được bón cho cây nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng.
C. những hợp chất hoá học chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, được bón cho cây nhằm bảo vệ môi trường.
D. những hợp chất sinh học chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, được bón cho cây nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng.
Câu 14: Hàm lượng đạm (% khối lượng N) trong hai loại phân bón nào sau đây là bằng nhau?
A. CO(NH2)2 và (NH4)2SO4.
B. NH4NO3 và CaCN2.
C. Ca(NO3)2 và CaCN2.
D. NH4NO3 và (NH4)2SO4.
Câu 15: Để nhận biết ba lọ hoá chất mất nhận dựng ba dùng dịch CuCl2, FeCl3,
MgCl2 ta dùng
A. quỳ tím.
C. dung dịch AgNO3.
B. dung dịch Ba(NO3)2.
D. dung dịch KOH.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Oxide của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R.
a) Công thức oxide của nguyên tố R có dạng RO.
b) R là nguyên tố Cu.
c) Phần trăm khối lượng nguyên tố O trong oxide là 30%.
d) Oxide của R là base oxide.
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch NaCl và khí CO2 thoát ra. Coi hiệu suất phản ứng là 100%.
a) Số mol của Na2CO3 là 0,05 mol.
b) Cứ 1 mol Na2CO3 phản ứng hết với 1 mol HCl.
c) Thể tích dung dịch HCl là 100 ml.
d) Thể tích khí CO2 là 0,12395 lít.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................