Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí
Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí
Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí

PHẦN 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 3: KHÍ QUYỂN

BÀI 7: Khí quyển. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Khí quyển là

A. lớp không khí sát mặt đất, luôn chịu tác động của con người.

B. lớp không khí trên cao, có vai trò ngăn chặn tia cực tím, bảo vệ sự sống của con người.

C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

D. lớp không khí thuộc tầng đối lưu, nơi xảy ra các hiện tượng như: mây, mưa, sấm, chớp,...

Câu 2: Nhiệt độ không khí

A. thay đổi theo vĩ độ.

B. giống nhau ở hai bán cầu.

C. tăng dần từ xích đạo về cực.

D. giảm đều từ xích đạo về phía cực.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ là do

A. ảnh hưởng của núi.

B. bề mặt đệm khác nhau.

C. ảnh hưởng của biển.

D. nhiệt lượng của bức xạ mặt trời.

Câu 4: Càng vào sâu trong lục địa thì biên độ nhiệt độ trung bình năm

A. càng giảm.

B. càng tăng.

C. thay đổi theo cấp số nhân.

D. gần như không thay đổi.

Câu 5: Trên cùng một vĩ tuyến ở các địa điểm khác nhau sẽ có nhiệt độ

A. khác nhau.

B. gần như nhau.

C. giống nhau.

D. giảm dần từ biển vào trong đất liền.

Câu 6: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bổ nhiệt độ theo vĩ độ là

A. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.

B. biên độ nhiệt độ tăng từ Xích đạo về cực.

C. sự hình thành các vòng đai nhiệt như vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.

D. sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt độ từ biển vào đất liên.

Câu 7: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì

A. đại đương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng toả nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 8: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì

A. càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

B. càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt trời càng giảm.

C. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.

D. càng lên cao giỏ thổi càng mạnh nên càng lạnh.

Câu 9: Ở tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí

A. càng tăng do không khí càng đặc

B. càng giảm do không khí càng đặc

C. tăng do không khí càng loãng

D. giảm do không khí càng loãng

Câu 10: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất, lớn nhất ở

A. Xích đạo.   

B. Chí tuyến.   

C. Vòng cực.   

D. Cực.

Câu 11: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.

B. tăng dần từ xích đạo lên cực.

C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.

D. giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 12:  Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

B. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau,

C. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.

D. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?

A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.

B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.

C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.

D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.

Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.

B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.

C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20  trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 15: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

A. 11 giờ trưa.

B. 14 giờ trưa

C. 12 giờ trưa.

D. 13 giờ trưa.

Câu 16: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?

A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.

B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.

C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.

D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.

Câu 17: Khí quyển là

A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.

B. quyển chứa toàn bộ chất khí.

C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

D. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.

Câu 18: Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất

A. có dạng hình cầu

B. tự quay quanh trục

C. có lục địa và đại dương

D. quay quanh Mặt Trời

Câu 19: Khối khí có đặc điểm rất nóng là

A. Khối khí cực.

B. Khối khí ôn đới

C. Khối khí chí tuyến.

D. Khối khí xích đạo.

Câu 20: Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương là?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

B. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

C. Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng.

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (9 Câu)

Câu 1: Vì sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20oC lớn hơn ở xích đạo?

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20oC lớn hơn ở xích đạo.

B. Không khí ở vĩ độ 20oC trong hơn không khí ở xích đạo.

C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20oC trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20oC mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 2: Tại sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây các lục địa?

A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.

B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 3: Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo.

B. Không khí ở vĩ độ 200 trong hơn không khí ở xích đạo.

C. Bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 4: Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. Bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 5: Vì sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?

A. Không khí ở đó loãng , dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa

B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa

C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa

D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa

Câu 6: Vì sao dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn?

A. nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn

B. không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.

C. không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.

D. các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?

A. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chẩt khác nhau.

B. Khối khí ờ đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.

C. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khôi khi.

D. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến,

C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt ít hơn

B. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt nhiều hơn.

C. Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh nắng mặt trời

D. Nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là

A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.

B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.

D. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.

Câu 2: Hoang mạc nào sau đây hình thành không phải do tác động của 1 dòng biển lạnh?

A. Atacama (phía tây Nam Mỹ).

B. Taclamacan (Trung Quốc)

C. Sahara (Bắc Phi).    

D. Rup en Khali (Bán đảo Ảrập).

Câu 3: Một trong những yếu tố quan trọng khiến nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do chịu ảnh hưởng của

A. gió mùa.

B. gió Mậu Dịch.

C. gió Tây ôn đới.

D. gió đất, gió biển.

Câu 4: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).

B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).

C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 5: Cho bảng số liệu

Nhận xét đúng là

A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Bảng số liệu thể hieenh sự thay đổi nhiệt độ theo kinh độ.

C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

D. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc.

4 . VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Nếu ở chân núi Phanxipang (3143m) người ta đo được nhiệt độ 22,9 độ C thì ở đỉnh núi và chân núi phía bên kia của Phanxipang sẽ có nhiệt độ lần lượt là

A. 2,1 độ C và 34,5 độ C.

B. 4 dộ C và 35,5 độ C.

C. 3,4 độ C và 33,5 độ C.

D. 5,2 độ C và 36,5 độ C.

Câu 2: Quan sát bảng sau

Địa điểm

Hà Nội

Thành phố Hồ chí Minh

Quy Nhơn

Đà Lạt

Nhiệt độ trung bình năm (∘C)

23.5

27.1

23.0

17.9

Tại sao trên cùng một đất nước nhưng nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại có sự chênh lệch như vậy?

A. Do thành phố Hồ Chí Minh nằm xa đường xích đạo nên có góc nhập xạ lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn so với Hà Nội.

B. Do thành phố Hồ Chí Minh nằm xa đường chí tuyến nên có góc nhập xạ lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn so với Hà Nội.

C. Do thành phố Hồ Chí Minh nằm gần đường xích đạo nên có góc nhập xạ lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn so với Hà Nội.

D. Đáp án khác

Câu 3: Nhiệt độ không khí ở sát mặt đất được đo là 20 đọ C, cùng lúc đó trên bầu trời, nhiệt độ bên ngoài máy bay đo được là -30 độ C. Cho biết máy bay đang ở dộ cao bao nhiêu so với mặt đất?

A. 833 m

B. 8333m

C. 83 m

D. 83 330 m

Câu 4: Tại sao cùng ở khu vực ôn đới bán cầu Bắc, các quôc sgia nằm ở bờ tây lục địa lại có lượng mưa lớn hơn so với các quốc gia bờ dông lục địa?

A. Có sự hoạt động của gió tây ôn đới

B. Có sự hoạt động của gió đôgn cực.

C. Có sự hoạt động của gió mùa.

D. Nhiệt độ mát mẻ, hơi nước dễ ngưng tụ hơn.

Câu 5: Quan sát hình sau

Cho biết nhiệt độ ở chân núi là 340C, hãy tính nhiệt độ tại các địa điểm A, B, C

A. Nhiệt độ tại địa điểm A là 28oC, địa điểm B là 22oC và địa điểm C là 19oC

B. Nhiệt độ tại địa điểm A là 28oC, địa điểm B là 19oC và địa điểm C là 22oC

C. Nhiệt độ tại địa điểm A là 22oC, địa điểm B là 19oC và địa điểm C là 28oC

D. Nhiệt độ tại địa điểm A là 28oC, địa điểm B là 15oC và địa điểm C là 20oC

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay