Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Sử dụng bản đồ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ
Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ
Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều bài 2: Sử dụng bản đồ

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

A. Phương pháp kí hiệu, phương pháp đường chuyển động

B. Phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng

C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

D. Tất cả các phương án trên

 

Câu 2: Cách sử dụng bản đồ trong học tập như thế nào?

A. Lựa chọn nội dung bản đồ

B. Đọc chú giải bản đồ, xác định phương hướng

C. Đọc nội dung bản đồ

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3: Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu là?

A. Dạng kí hiện bằng chữ (ví dụ Hg là thủy ngân, Ni là Ni-ken…)

B. Dạng tượng hình (ví dụ: hình con trâu kí hiệu con trâu, hình rang cưa kí hiệu cơ khí, hình ô tô kí hiệu sản xuất ô tô)

C. Dạng hình học (ví dụ: hình tam giác kí hiệu của sắt, hình vuông kí hiệu than…)

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 4: Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?

A. Sự di chuyển quá trình

B. Đối tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

D. Cả hai phương án trên đều sai

 

Câu 5: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

A. Phân tán trong không gian

B. Hội tụ trong không gian

C. Không đều nhau trong không gian

D. Đều nhau trong không gian.

 

Câu 6: Phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

A. Tập trung trên không gian nhất định.

B. Phân tán trong không gian

C. Không đều nhau trong không gian

D. Đều nhau trong không gian.

 

Câu 7: Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào?

A. Chấm điểm sự phân bổ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

B. Khoanh vùng không gian phân bổ của các đối tượng địa lí trên bản đồ

C. Đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

D. Đáp án khác.

 

Câu 8: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là?

A. Các vệ tinh.

B. Trạm điều khiển.

C. Bản đồ số.

D. Thiết bị thu.

 

Câu 9: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là?

A. Định vị.

B. Định tính.

C. Định lượng.

D. Định luật.

 

Câu 10:  Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

A. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí.

B. Học thay sách giáo khoa.

C. Thư dãn sau khi học bài.

D. Học tập và ghi nhớ các địa danh.

 

Câu 11: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

A. Tên bản đồ.

B. Tỉ lệ bản đồ.

C. Ảnh trên bản đồ.

D. Phần chú giải.

 

Câu 12: Bản đồ số bao gồm các thành phần nào?

A. Thiết bị ghi dữ liệu

B. Máy tính

C. Cơ sở dữ liệu

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 13:  Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là?

A. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

B. đọc kĩ bảng chú giải.

C. nắm được tỉ lệ bản đồ.

D. xác định phương hướng trên bản đồ.

 

Câu 14: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là?

A. bảng chú giải

B. các đối tượng địa lí

C. mạng lưới kinh vĩ tuyến

D. vị trí địa lí của lãnh thổ

 

Câu 15: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào

A. Các cạnh của bản đồ.

B. Bảng chú giải trên bản đồ.

C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.

D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. 

 

Câu 16: Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng gì?

A. xác định vị trí và dẫn đường

B. thu thập thông tin người dùng

C. điều khiển mọi phương tiện 

D. cung cấp các dịch vụ vận tải 

 

 

Câu 17: Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. chú giải và kí hiệu.

B. kí hiệu và vĩ tuyến,

C. vĩ tuyến và kinh tuyến.   

D. kinh tuyến và chú giải.

 

Câu 18: Phương pháp kí hiệu có khả năng biểu hiên

A. tên, vị trí phân bố của đối tượng

B. Số lượng đối tượng

C. Quy mô và chất lượng của đối tượng.         

D. Cả A, B, C

 

Câu 19: Phương pháp đường chuyển động có khả năng biểu hiên

A. Hướng di chuyển; số lượng và tốc độ di chuyển của đối tượng

B. Sự phân bố đối tượng; số lượng đối tượng

C. Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.

D. Cả A, B, C

 

Câu 20: Phương pháp bản đồ - biểu đồ có khả năng biểu hiên

A. Hướng di chuyển; số lượng và tốc độ di chuyển của đối tượng

B. Sự phân bố đối tượng; số lượng đối tượng

C. Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.

D. Cả A, B, C

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp khoanh vùng.

B. Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp kí hiệu.

C. Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp chấm điểm.

D. Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp đường chuyển động.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp kí hiệu.

B. Để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian, người ta sử dụng phương pháp chấm điểm.

 

C. Để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian, người ta sử dụng khoanh vùng.

D. Để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, người ta sử dụng phương pháp đường chuyển động.

 

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là không đúng ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

 

Câu 4: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất

C. Bản đồ thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng

D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí

 

Câu 5: Nhận định nào đúng về GPS?

A. GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Các ứng dụng của GPS và bản đồ số sẽ được phát huy khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử ở chế độ offline.

C. Google Maps là một trong những bản đồ truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.

D. So với bản đồ truyền thống, bản đồ số có tính cố định hơn.

 

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Khi sử dụng bản đồ cần xác định phương hướng.

B. Khi sử dụng bản đồ cần tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.

C. Khi sử dụng bản đồ cần chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

D. Khi sử dụng bản đồ cần hiểu màu sắc thể hiện trên bản đồ.

 

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về GPS và bản đồ số trong giao thông?

A. Tìm kiếm thiết bị đã mất.

B. Chống trộm cho các phương tiện.

C. Các định hướng di chuyển.

D. Lữu trữ lộ trình đường đi của phương tiện giao thông.

 

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng về bản đồ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

B. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lơn hơn bản đồ thế giới.

C. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỉ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì càng dễ xác định đặc điểm các đối tượng.

 

Câu 9:  Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?

A. Xác định hệ toạ độ địa lí.  

B. Tính toán khoảng cách,

C. Mô tả vị trí đối tượng.     

D. Phân tích mối liên hệ.

 

Câu 10: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.

B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.

D. Xác định vị trí địa lí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu là đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ?

A. Dân cư

B. Cơ cấu cây trồng

C. Tăng trưởng kinh tế

D. Cả A, B, C

 

Câu 2: Hãy đọc bản đồ thảm thực vật chính trên Trái Đất dưới đây là cho biết kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bổ chủ yếu trên Trái Đất?

A. Rừng lá kim

B. Hoang mạc, bán hoang mạc

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

D. Đáp án khác

 

Câu 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống là?

A. Xác định vị trí

B. Tìm đường đi

C. Giám sát lộ trình,  phương tiện

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 4: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?

A. Bản đồ dân cư

B. Bản đồ khí hậu

C. Bản đồ địa hình

D. Bản đồ nông nghiệp

 

Câu 5: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

A. sông ngòi. 

B. địa hình.

C. thổ nhưỡng.          

D. sinh vật

 

Câu 6: Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?

A. bản đồ khí hậu.

B. bản đồ địa hình.

C. bản đồ địa chất.

D. bản đồ nông nghiệp.

 

Câu 7: Cho các kí hiệu sau

Đâu là những kí hiệu dạng tượng hình?

A. A –E – G – M –N

B. B – C – I – L

C. D – H – K

D. Đáp án khác

 

Câu 8: GPS được hình thành lần đầu tiên bởi quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc

B. Liên bang Nga

C. Hoa Kỳ

D. Ấn Độ 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình sau và cho biết phương pháp biểu hiện bản đồ nào được sử dụng trên hình

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp chấm điểm

C. Phương pháp khoanh vùng

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

 

Câu 2: Để biểu hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trên thế giới lên bản đồ, sử dụng phương pháp biểu hiện nào là tốt nhất?

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp chấm điểm

C. Phương pháp khoanh vùng

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

 

Câu 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 / 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 9 km.    

B. 90 km.    

C. 900 km.    

D. 9000 km.

 

Câu 4: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

 

Câu 5: Trên bản đồ tỉ lệ 1/ 9000000, khoảng cách giữa hau thành phố đo được 6cm, điều đó cõ nghĩa trên thực tế khoảng cách giữa 2 thành phố là

A. 540 km.

B. 450 km.

C. 500 km.

D. 600 km.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay