Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 30: phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
BÀI 30: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANHA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Thế nào là phát triển bền vững?
A. là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.
B. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
C. là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
D. là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống
Câu 2:
A. là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống
B. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
C. là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.
D. là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 3: Yếu tố nào không thuộc nhóm phát triển bền vững?
A. tăng trưởng kinh tế
B. công bằng xã hội
C. tài nguyên thiên nhiên
D. ổn định môi trường.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của tăng trưởng xanh?
A. Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế
B. Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai
C. Tăng trưởng xanh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường
D. Giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh
Câu 5: Cấu thành của phát triển bền vững gồm
A. tài nguyên thiên nhiên và môi trường
B. xã hội, môi trường, kinh tế
C. xã hội, môi trường, con người
D. môi trường và xã hội
Câu 6: Cần thiết phải phát triển bền vững là do
A. Những thách thức đan xen về môi trưởng, kinh tế, chính trị và xã hội mà nhân loại đang phải đối mặt đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
B. Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế.
C. Tăng trưởng xanh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường
D. Giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.
Câu 7: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, lượng chất thải tạo ra môi trường quá cao để phát triển kinh tế bỏ qua các văn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên làm
A. nền kinh tế phát triển bền vững
B. môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng
C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
D. bảo vệ môi trường
Câu 8: Đâu không phải là vấn đề xã hội đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sự an toàn và thịnh vượng của con người và trở thành mối quan tâm cấp bách của tất cả các quốc gia là
A. tình trạng gia tăng dân số
B. không phân chia giàu nghèo
C. đô thị hoá quá nhanh
D. bất bình đẳng xã hội
Câu 9: Đâu không phải là vấn đề môi trường nghiêm trọng và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian?
A. đa dạng sinh học
B. biến đổi khí hậu
C. sự ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí),
D. sự suy giảm lớp ô-dôn
2. THÔNG HIỂU (5 Câu)
Câu 1: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là
A. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội
B. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên
C. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau
D. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng với tăng trưởng xanh?
A. Tăng phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu
B. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng
C. Giảm năng lực cạnh tranh do áp dụng khoa học - công nghệ
D. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp
Câu 3: Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong
A. xã hội đảm bảo sự ổn định
B. tình hình an ninh toàn cầu tốt
C. môi trường sống lành mạnh.
D. nền kinh tế tăng trưởng cao
Câu 4: Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện
A. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên
B. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường
C. bền vững môi trường, xã hội, dân cư
D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa
Câu 5: Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là
A. sự phát triển bền vững
B. định hướng phát triển bền vững
C. mục tiêu phát triển bền vững
D. giải pháp phát triển bền vững
3. VẬN DỤNG (5 Câu)
Câu 1: Theo em, dự án nào sau đây có thể không hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh?
A. Dự án nông nghiệp hữu cơ ở U-gan-đa
B. Dự án quy hoạch đô thị bền vững ở Bra-xin.
C. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sinh thái nông thôn ở Ấn Độ
D. Dự án khai thác dầu mỏ nhằm phát triển kinh tế ở A-ma-dôn
Câu 2: Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em về vấn đề phát triển bền vững nào?
A. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu đô thị. B..
B. Phát triển hạ tầng chưa đồng bộ ở các khu đô thị
C. Tình trạng đói nghèo gia tăng.
D. Sự bất bình đằng trong xã hội.
Câu 3: Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do
A. chất thải khí CO2
B. khói, bụi nhà máy.
C. chất thải sinh hoạt.
D. hiệu ứng nhà kính.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?
A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai
B. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.
C. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu
D. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.
Câu 5: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
A. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
B. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
C. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn
D. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số
4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng
B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai
C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất)
D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững
Câu 2: Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là
A. chấm dứt chạy đua vũ trang
B. tăng cường khai thác tài nguyên.
C. xoá bỏ đói nghèo ở các nước
D. chấm dứt tình trạng chiến tranh, khủng bố
Câu 3: Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do
A. lập các khu bảo tồn
B. khai thác quá mức
C. khai thác gỗ sản xuất
D. quá trình đô thị hoá
Câu 4: Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện
A. từng quốc gia
B. toàn thế giới
C. các nước phát triển
D. các nước đang phát triển
Câu 5: Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp không phải là
A. sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.
B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
C. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận
D. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái
=> Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh