Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 14: vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ

BÀI 14: VỎ ĐỊA LÍ, QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (22 câu)

Câu 1: Khi các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là

A. điều kiện tự nhiên.

B. vỏ Trái Đất.

C. cảnh quan

D. vỏ địa lí.

Câu 2: Giới hạn trên của vỏ địa lí là

A. nơi tiếp giáp lớp ô-dôn

B. giới hạn trên của lớp ô-dôn.

C. nơi tiếp giáp tầng cao của khí quyển.

D. nơi tiếp giáp tầng đổi lưu.

Câu 3: Giới hạn dưới của vỏ địa lí ở lục địa là

A. lớp mai-ti trên.

B. hết lớp đất.

C. hết lớp vỏ phong hoá.

D. hết các tảng đá.

Câu 4: Một trong những điểm khác biệt của vỏ địa lí so với vỏ Trái Đất là

A. dày và cứng hơn.

B. mỏng hơn và tồn tại độc lập.

C. mỏng và dễ bị phá vỡ bởi các yếu tố tự nhiên.

D. dày hơn và có sự tham gia của các lớp vỏ bộ phận.

Câu 5: Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng sẽ gây nên hậu quả như thế nào?

A. Băng tan sẽ ảnh hưởng tới việc di chuyển của tàu thuyền trên biển

B. Nước biển dâng cao làm chìm ngập nhiều vùng đất thấp ven biển

C. Nhiều loài sinh vật bị mất nơi sinh sống, thiên tai ngày càng nhiều

D. Cả A, B, C

Câu 6: Chiều dày của vỏ địa lí khoảng

A. 30-35 km.

B. 5 - 70 km.

C. 15 - 2 900 km.

D. 2 900 - 6 370 km.

Câu 7: Nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là do các thành phần của vỏ địa lí

A. có sự tồn tạo độc lập và riêng lẻ

B. xâm nhập và trao đổi với nhau

C. không gắn bó mật thiết với nhau

D. chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực

Câu 8: Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ, đó là

A. khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

B. nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

C. biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

D. ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Câu 9: Ý nghĩa quan trọng của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh trong vỏ địa lí là giúp con người ở mọi nơi trên Trái Đất

A. gia tăng sản xuất và phát triển kinh tế

B. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên

C. không tác động vào các yếu tố tự nhiên

D. khai thác và sử dụng tự nhiên hợp lí

Câu 10: Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí bị can thiệp chủ yếu bởi

A. sự biến đổi của khí hậu toàn cầu

B. mực nước biển ngày càng dâng cao

C. các hoạt động du lịch của con người

D. sản xuất và sinh hoạt của con người

Câu 11: Giới hạn của lớp vỏ địa lí ở lục địa là?

A. từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương.

B. từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến hết lớp vỏ phong hóa.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 12: Giới hạn của lớp vỏ địa lí ở đại dương là?

A. từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương.

B. từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến hết lớp vỏ phong hóa.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 13: Thành phần cấu tạo nên vỏ địa lí là?

A. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

B. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.

C. Khí quyển, thạch quyển, tầng granit, tầng badan

D. Tầng badan, thạch quyển, thủy quyển

Câu 14: Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi thì

A. sẽ kéo theo sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác.

B. sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần tự nhiên còn lại.

C. sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến các thành phần tự nhiên khác.

D. sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó.

Câu 15: Lớp vỏ địa lí là

A. Lớp vỏ cảnh quan

B. Lớp vỏ trái đất

C. Lớp vỏ sinh quyển.

D. Lớp vỏ khí quyển

Câu 16: Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?

A. Thạch quyển.        

B. Thuỷ quyển.

C. Sinh quyển.           

D. Thổ nhưỡng quyển.

Câu 17: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ

A. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển.

B. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.

C. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.

D. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển

Câu 18: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong

A. Phạm vi của tất cả các địa quyển.

B. Toàn bộ vỏ trái đất.

C. Toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lanh thổ trong lớp vỏ địa lí.

D. Toàn bộ vỏ trái đất và vỏ địa lí.

Câu 19: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý

A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.

B. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.

C. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.

D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.

Câu 20: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ cùa Trái Đất, ở đó các lớp vỏ

 A. đều đã ngừng hoạt động.

B. hoạt động xen kẽ nhau,

C. xâm nhập và tác động lẫn nhau.

D. phát triển độc lập theo những quy luật riêng.

Câu 21: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do

A. Lớp vỏ địa lí được hifnht hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.

B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt Trái Đất.

C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau và năng lượng với nhau.

D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.

Câu 22: Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là?

A. vỏ địa lí.

B. toàn bộ các địa quyển.

C. toàn bộ vỏ Trái Đất

D. vỏ Trái Đất.

2. THÔNG HIỂU (12 Câu)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ?

A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

B. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.

C. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.

D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?

A. Giới hạn ở trên là noi tiếp giáp với tầng ô dôn.

B. Giới hạn dưới của đại dưcmg đến nơi sâu nhất,

C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

D. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

Câu 3: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?

A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.

C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Câu 4: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển ở nước ta?

A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.

B. Đất ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan.

C. Ven biển miền Trung đất cát pha thích hợp trồng cây ngắn ngày.

D. Ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, ven biển là đất mặn.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

A.Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí dều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực.

B. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biến đổi.

C. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác.

D.Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng. qua lại phụ thuộc lẫn nhau nhỏ.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?

A. Diện tích rừng giảm làm làm mực nước ngầm giảm.

B. Ở nơi rừng rậm lượng nước rơi xuống mặt đất ít hơn.

C. Rừng đầu nguồn mất làm tăng nguy cơ lũ quét, lũ lụt.

D. Trồng rừng làm cho mật độ dòng chảy ngày càng tăng.

Câu 7: Ý nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?

A. Con người chặt phá rừng bừa bãi.

B. Bón phân, cày xới đất.

C. Trồng rừng ngập mặn ven biển.

D. Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

Câu 8: Nhận nào dưới đây chưa chính xác?

A. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.

B. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi.

C. Lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.

D. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.

Câu 9: Về đặc điểm của lớp vỏ địa lí, nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

A. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.

B. Tầng badan nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lí.

C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.

D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 10: Nhận định nào dưới đây chính xác nhất về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?

A. Lớp vỏ địa lí ở lục địa bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.

B. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển không có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.

C. Tầng badan nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lí.

D. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.

Câu 11: Nhận nào dưới đây chưa chính xác về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí?

A. Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực.

B. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.

C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi.

D. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây chính xác nhất về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí?

A. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi.

B. Chỉ có một số thành phần của lớp vỏ địa lí chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực.

C. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.

D. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi rất khó làm biến đổi tất cả các thành phần tự nhiên khác.

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí ?

A. Nơi xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.

B. Được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit và badan.

C. Chiều dày dao động từ 35-40 km.

D. Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

A. Nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phong hóa hình thành đất.

B. Rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường.

C. Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.

D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở nước ta?

A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.

B. Các địa phương lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng.

C. Mưa phùn vào cuối đông, mưa ngâu vào tháng bảy.

D. Địa hình bờ biển Trung bộ bị chia cắt, nhiều vũng vịnh.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

B. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.

C. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.

D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.

Câu 5: Hiện tượng Elnino dẫn đến sự thay đổi nào sau đây ở hoang mạc Atacama?

A. Lượng mưa rất thấp.

B. Các lòng cạn biên thành các dòng sông.

C. Sự sống bị hủy diệt,

D. Đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng.

4. VẬN DỤNG CAO (4 Câu)

Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và cho biết tại sao người ta không phả đập thuỷ lợi để quay về trạng thái ban đầu?

“Trung Á là vàng khô hạn, để giải quyết vấn để nước cho vùng này, người ta đã xây dựng một công trình thuỷ lợi đã dẫn nước từ sông Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đến. Từ khi có nước, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc dần lên nhưng nước hổ A-ran lại cạn dần, diện tích mặt nước thu hẹp, đường ven bờ lùi xa, nước hồ mặn thêm; nhiều loài cá vốn là nguồn sống của ngư dân ở đây cũng gần như tuyệt chủng, giao thông cũng ngừng hoạt động. Đặc biệt, khí hậu ở vùng này đã trở nên khắc nghiệt, nhiệt độ không khí tăng nhanh, mùa hè lên tới 50°C, mưa ít hơn nhiều so với trước, đất bị khô và hóa mặn do các trận bão bụi mang theo muổi, năng suất cây trồng cũng giảm gây thiệt hại rất lớn. Đây được gọi là thảm hoạ sinh thái trên vùng hổ A-ran".

A. Con người cần phải hiểu được các quy luật của tự nhiên để từ đó có sự can thiệp kịp thời và đúng đắn.

B. Do những tác động của con người vào dòng nước đã dẫn đến sự thay đổicủa hệ sinh thái và khí hậu ở vùng này, cuối cùng quay trở lại tác động trực tiếp tới đời sống con người.

C. Khi tự nhiên đã thay đổi thì việc quay trở lại trạng thái như ban đầu là rất khó khăn, khó có khả năng phục hồi.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Vì sao trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó?

A. Trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó vì trong tự nhiên, bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.

B. Nếu có một thành phần thay đổi cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Khi khai thác lãnh thổ đồng nghĩa với việc con người can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.

C. Sự can thiệp đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó sẽ giúp con người dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng một cách hợp lí.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?

A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.

B. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.

C. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.

D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.

Câu 4: Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy siết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đòng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?

A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển .

B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

C. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

D. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay