Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 10 kết nối Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 3: CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm.
a) R là kim loại.
b) Ở trạng thái cơ bản R có 5 electron độc thân.
c) R có số khối là 35.
d) Điện tích hạt nhân của R là 17+.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
X là nguyên tố hoá học được sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, dùng để làm cho hợp kim bền hơn, dùng trong sản xuất pháo hoa. Nguyên tử X có số hạt mang điện tích dương bằng số hạt không mang điện tích. Số hạt mang điện tích âm của nó là 12.
a) Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s2.
b) Số electron độc thân của X là 2 electron.
c) X là kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng.
d) X có kí hiệu nguyên tử dạng là .
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho hai nguyên tử X (Z = 9) và Y (Z = 20).
a) Nguyên tử X có 2 phân lớp electron.
b) Nguyên tử Y có 2 electron lớp ngoài cùng.
c) X có tính kim loại còn Y có tính phi kim.
d) Hợp chất mà nguyên tử X và nguyên tử Y có thể tạo thành là CaF.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Fluorine là nguyên tố hoá học có mặt trong nhiều hợp chất được ứng dụng trong nha khoa, y tế. Nguyên tử F có 9 electron.
a) 9 electron của nguyên tử F sẽ được xếp vào 5 orbital.
b) Có 5 orbital chứa 2 electron.
c) Nguyên tử F không có electron độc thân.
d) Nguyên tử F có 4 cặp electron ghép đôi.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17.
a) Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p5.
b) X là nguyên tố phi kim.
c) X có 6 electron lớp ngoài cùng.
d) X là nguyên tử O.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nhôm (aluminium) được sử dụng phổ biến trong đời sống (chế tạo dụng cụ nhà bếp, cửa,…) cũng như trong công nghiệp (chế tạo một số bộ phận của máy bay). Cho ZAl = 13.
a) Để tạo ra được Al3+ thì Al phải mất đi 3 electron.
b) Cấu hình electron của Al3+ là [He].
c) Al không có electron độc thân.
d) Al3+ không có electron độc thân.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+,…) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau:
En = (J),
trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3,… là số thứ tự của lớp electron.
a) Với nguyên tử H: E1 = -2,18.10-18 J.
b) E1 của He+ lớn hơn E1 của Li2+.
c) E1 của Li2+ lớn hơn E1 của nguyên tử H.
d) Điện tích hạt nhân tỉ lệ nghịch với lực hút giữa hạt nhân với electron.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tử của nguyên tố Y có số hạt mang điện tích âm bé hơn số hạt không mang điện tích là 1 hạt. Số hạt mang điện tích dương của nó là 17.
a) Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s13p6.
b) Ký hiệu nguyên tử của Y là .
c) X có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
d) X không có electron độc thân ở lớp ngoài cùng.
Đáp án:
=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử