Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 10 kết nối Bài 12: Liên kết cộng hoá trị
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 10 Bài 12: Liên kết cộng hoá trị sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 12: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 1: Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, cho các chất sau: AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3:
a) CaCl2 là liên kết ion vì hiệu độ âm điện > 1,7.
b) Nguyên tố Al có thể nhường 3 electron để tạo thành Al3+.
c) AlCl3 , Al2S3 là liên kết cộng hoá trị, CaCl2 và CaS là liên kết ion.
d) Hiệu độ âm điện Al2S3 là 0,97 <1,7 nên là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8:
a) A là nguyên tố Kali có cấu hình 1s22s22p63s23p64s1.
b) Cặp X và A có thể có liên kết cộng hoá trị.
c) X là nguyên tố F và Z là nguyên tố O, có hiệu số âm điện là 0,54.
d) Z có thể nhận 2 electron để thành O2+.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Liên kết cộng hoá trị được tạo thành bằng sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử.
b) Số liên kết π trong phân tử C2H4 là 1.
c) X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 16. Công thức và liên kết hơn chất tạo thành từ X và Y là XY2 và liên kết ion.
d) Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử nguyên tố R thuộc nhóm VIIA là 28. Công thức hợp chất của R với hidro là HCl.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d?
a) Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các ngtử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
b) Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
c) Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.
d) Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung .
Đáp án:
Câu 5: Xét phản ứng H2 + F2 => 2HF, với năng lượng các liên kết H-H, H-F, F-F lần lượt bằng 436, 569, 159 kJ/mol.
a) Năng lượng cần cung cấp để phá vỡ 1 mol H2 và 1 mol F2 là 595 kJ.
b) Năng lượng phóng thích khi tạo thành 2 mol HF là 1138 kJ.
c) Phản ứng trên toả nhiệt – 543 kJ.
d) Trong 3 liên kết H-H, H-F, F-F thì H-F là liên kết phân cực yếu nhất.
Đáp án:
Câu 6: Biết năng lượng liên kết H-S và H-O lần lượt bằng 368 và 464 kJ/mol. Nhiệt độ để phá vỡ liên kết (nhiệt độ phân huỷ) mỗi chất trong hai chất trên ứng với một trong hai nhiệt độ sau: 400℃ hoặc 1000℃.
a) Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2S là 736 kJ/mol.
b) Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2O là 928 kJ/mol.
c) Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2O cao hơn nên cần ít năng lượng hơn để phá vỡ các liên kết trong phân tử.
d) Nhiệt độ phân huỷ của H2S cao hơn.
Đáp án:
Câu 7: Cho bảng sau:
Nguyên tố | Độ âm điện | Nguyên tố | Độ âm điện |
H | 2,20 | Br | 3,44 |
C | 2,55 | Cl | 2,96 |
N | 3,04 | F | 3,16 |
Na | 0,93 | O | 3,98 |
a) Liên kết C-H là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
b) Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết N-Br
c) Liên kết C-Cl là phân cực nhất.
d) Na có thể liên kết với nguyên tố Br, Cl, F, O tạo thành liên kết cộng hoá trị.
Đáp án:
=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 12: Liên kết cộng hóa trị