Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 11 kết nối Bài 4: Nitrogen

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 11 Bài 4: Nitrogen sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

BÀI 4: NITROGEN

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Dù phân tử N2 có tính kém hoạt động hoá học, nhưng vẫn hoạt động hoá học mạnh hơn chlorine, Cl2.

b) Đơn chất nitrogen phản ứng với hydrogen, oxygen ở điều kiện thường.

c) Do có nhiệt độ rất thấp nên nitrogen lỏng được sử dụng bảo quản một số loại mẫu vật.

d) Trong bầu khí quyển, khi có sấm chớp, khí nitrogen tạo các nitrogen oxide, là một nguyên nhân làm cho nước mưa có tính acid.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3.

a) Phương trình hoá học của bài tập là: N2 (g) + 3H2 (g) BÀI 4: NITROGEN 2NH3 (g). 

b) Hiệu suất phản ứng tính theo số mol H2.

c) Hiệu suất phản ứng tính theo số mol N2.

d) Hiệu suất phản ứng là 56,25%.

Đáp án: 

Câu 3: Trong một số nghiên cứu tổng hợp hữu cơ cần môi trường trơ, người ta loại oxygen ra khỏi hệ phản ứng bằng cách dùng bơm chân không rút không khí ra khỏi hệ, sau đó xả khí nitrogen vào hệ phản ứng. Lượng khí được rút ra thường đi kèm một lượng dung môi hữu cơ; để tránh làm hỏng bơm và ngăn hơi dung môi hữu cơ độc hại thoát ra ngoài, lượng khí rút ra được dẫn qua bình chứa, bình này lại được ngâm trong nitrogen lỏng. Bình chứa này còn được gọi là bẫy dung môi, hơi dung môi sẽ bị giữ lại ở đây và được thu hồi sau khi phản ứng kết thúc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bẫy dung môi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát nổ và thực tế đã không ít vụ nổ đã xảy ra.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Nguyên nhân gây ra nổ được xác định là do khí oxygen.

b) Vai trò của khí nitreogen là giữ nhiệt độ phản ứng cố định.

c) Có thể thay khí nitrogen bằng khí argon, neon,...

d) Dung môi hữu cơ được giữ lại trong bẫy dung môi dưới dạng khí.

Đáp án:

Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho m gam Al tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,9916 lít hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với hydrogen bằng 18.

a) Trong bài tập này, số mol N2 và số mol N2O thu được là bằng nhau.

b) Áp dụng quy tắc bảo toàn electron: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O.

c) Số mol Al là 0,06.

d) Giá trị của m là 1,62 g.

Đáp án:

Câu 5: Cho hai phương trình hoá học sau:

                    N2(g) + O2(g) ⟶ 2NO(g)   BÀI 4: NITROGEN = 180 kJ (1)

                    2NO(g) + O2(g) ⟶ 2NO2(gBÀI 4: NITROGEN = 180 –114 kJ (2)

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt.

b) Phản ứng (2) tạo NO2 từ NO, là quá trình thuận lợi về mặt năng lượng. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khí NO (không màu) nhanh chóng bị oxi hoá thành khí NO2 (màu nâu đỏ).

c) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là 80 kJ mol–1.

d) Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và năng lượng liên kết trong phân tử O2, N2 lần lượt là 498 kJ mol–1 và 946 kJ mol–1, tính được năng lượng liên kết trong phân tử NO ở cùng điều kiện là 632 kJ mol–1.

Đáp án:

Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với He bằng 2.

a) Tỉ lệ số mol N2 và số mol H2 là 1:4.

b) Tỉ lệ số mol của hỗn hợp X và số mol của hỗn hợp Y là 10:9.

c) Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là 50%.

d) Số mol của hỗn hợp X ít hơn số mol của hỗn hợp Y.

Đáp án:

Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Bảng giá trị năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn sau:

Liên kết

H−H

N−H

N≡N

Năng lượng liên kết (kJ mol–1)

436

389

946

Phương trình hóa học: N2 + O2 BÀI 4: NITROGEN 2NH3

a) Giá trị biến thiên enthaply của phản ứng là -80 kJ.

b) Không có sự khác biệt về giá trị enthaply tạo thành chuẩn của khí ammonia và kết quả thực nghiệm.

c) Enthaply tạo thành chuẩn của ammonia là -40 kJ mol-1.

c) Enthaply tạo thành chuẩn của ammonia là -45,9 kJ mol-1.

Đáp án:

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 4: Nitrogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay