Trắc nghiệm đúng sai KHTN 6 kết nối Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Tất cả các hỗn hợp đều có thể tách bằng một phương pháp.
b) Muốn tách muối và đường ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dùng phương pháp lọc.
c) Phương pháp lọc chỉ dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng.
d) Lọc là phương pháp dựa trên kích thước hạt.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Để tách bột mì ra khỏi nước, ta có thể dùng phương pháp lọc.
b) Lắng, gạn có thể dùng để tách hỗn hợp bất kì.
c) Để tách rượu ra khỏi nước, ta dùng phương pháp chưng cất.
d) Để tách dầu ăn ra khỏi nước, ta dùng phương pháp lọc.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Lắng, gạn, lọc chỉ áp dụng cho hỗn hợp chất rắn và chất lỏng.
b) Gạn là quá trình đổ nhẹ phần chất lỏng trong ra khỏi hỗn hợp.
c) Lọc có thể tách được cả chất rắn lơ lửng và chất rắn tan trong nước.
d) Lọc có thể dùng để tách muối ra khỏi nước muối.
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Cà phê lọc là một ví dụ về ứng dụng phương pháp lọc.
b) Không thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng.
c) Tách cát ra khỏi nước mưa thường dùng phương pháp lọc.
d) Khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, những hạt chất rắn có kích thước nhỏ hơn lỗ này sẽ bị giữ lại.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Cô cạn là phương pháp làm bay hơi hoàn toàn dung môi để thu được chất rắn.
b) Cô cạn có thể dùng để tách tất cả các loại hỗn hợp.
c) Có thể cô cạn dung dịch trong tủ lạnh.
d) Cô cạn dùng để tách chất rắn tan trong dung dịch.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi cô cạn, cần khuấy đều dung dịch.
b) Cô cạn dùng để tách đường ra khỏi nước mía.
c) Phương pháp cô cạn dùng để tách chất tan rắn ra khỏi dung dịch bằng cách làm chô dung môi lọc.
d) Cô cạn dùng để làm khô quần áo.
Đáp án:
Câu 7: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Chiết là phương pháp tách chất dựa trên sự khác biệt về độ tan của các chất trong cùng một dung môi.
b) Chiết thường dùng để tách hỗn hợp chất lỏng.
c) Chiết chỉ áp dụng cho các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.
d) Chiết có thể dùng để tách muối ra khỏi nước muối.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Phương pháp cô cạn là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.
b) Chiết được dùng để tách dầu ăn ra khỏi nước.
c) Dùng phương pháp lắng, lọc để tách riêng hai chất sắt và đồng.
d) Trong công nghiệp thực phẩm, chiết được dùng để tách các chất màu từ thực vật.
Đáp án:
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) ắng có thể dùng để tách tất cả các loại hỗn hợp.
b) Chiết là phương pháp cơ bản trong sản xuất nước hoa.
c) Dung môi chiết phải không phản ứng hóa học với các chất trong hỗn hợp.
d) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ lắng.
Đáp án:
Câu 10: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Lắng là phương pháp duy nhất để tách chất rắn ra khỏi chất lỏng.
b) Lắng thường được dùng để làm sạch nước đục.
c) Để tăng tốc độ lắng, ta có thể khuấy đều hỗn hợp.
d) Lắng là quá trình tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng bằng cách để yên hỗn hợp.
Đáp án: