Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Công dân có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
b. Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
c. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
d. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Đâu là hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự.
b. Phản ánh nội dung bắt cập của pháp luật.
c. Giám sát hoạt động của chính quyền xã.
d. Bàn và quyết định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d dưới đây.
a. Pháp luật quy định Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
b. Pháp luật quy định Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
c. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là thực hiện quyền quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi địa phương.
d. Theo dõi thông tin về giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện là thực hiện quyền quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước.
Đáp án:
Câu 4: Đâu là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Xã A tổ chức lấy ý kiến của người dân về mức đóng góp xây dựng đường liên thôn.
b. Trong Hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã X đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu – chi quỹ “Đền ơn đáp nghĩa.
c. Trong cuộc họp bàn luận về việc sửa chữa đường ông B phản đối về mức kinh phí đóng góp nên đã bị Chủ tịch xã đuổi ra khỏi cuộc họp.
d. Ông P (Chủ tịch xã) chỉ đạo chị V (cán bộ văn thư) không gửi giấy mời cho anh T (trưởng thôn) tham dự cuộc họp triển khai xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh T.
Đáp án:
Câu 5: Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Bà K bao che cho hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là chủ tịch xã X.
b. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.
c. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
d. Chính quyền xã N triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.
Đáp án:
Câu 6: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong quá trình xây dựng một công viên mới tại phường X, chính quyền địa phương đã tổ chức một cuộc họp công khai với các cử tri để lấy ý kiến về thiết kế và vị trí công viên. Ông A, một công dân của phường, đã tham gia cuộc họp và bày tỏ ý kiến ủng hộ việc xây dựng công viên nhưng đề nghị cải thiện thiết kế để tăng diện tích cây xanh. Sau cuộc họp, chính quyền địa phương đã xem xét các ý kiến và điều chỉnh thiết kế theo đề xuất của người dân.
a. Ông A đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc đóng góp ý kiến tại cuộc họp cử tri.
b. Chính quyền địa phương đã tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người dân, đảm bảo quyền tham gia quản lý của công dân.
c. Ông A không có nghĩa vụ tham gia cuộc họp này vì quyền tham gia quản lý nhà nước là quyền chứ không phải nghĩa vụ.
d. Chính quyền địa phương không cần xem xét ý kiến của người dân vì đã có kế hoạch xây dựng từ trước.
Đáp án:
Câu 7: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong quá trình phát triển khu đô thị mới tại thành phố Y, chính quyền đã mở đợt trưng cầu ý dân về việc có nên giữ lại một khu chợ truyền thống hay không. Cô B, một người dân sống gần khu chợ, đã tham gia bỏ phiếu và đề xuất nên giữ lại chợ vì đó là nơi gắn bó với đời sống sinh hoạt của nhiều người dân trong khu vực. Kết quả, đa số người dân đồng ý giữ lại khu chợ, và chính quyền thành phố quyết định không phá dỡ mà thay vào đó nâng cấp khu chợ thành điểm du lịch cộng đồng.
a. Cô B đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước thông qua việc tham gia trưng cầu ý dân và đóng góp ý kiến.
b. Việc tham gia trưng cầu ý dân là không cần thiết vì chính quyền có thể tự quyết định mọi vấn đề.
c. Cô B không có quyền đóng góp ý kiến nếu cô không tham gia quản lý trực tiếp trong chính quyền.
d. Quyết định của chính quyền thành phố dựa trên ý kiến của người dân là minh chứng cho sự tôn trọng quyền tham gia của công dân.
Đáp án: