Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi bị tạm giữ, tạm giam.
b. Theo quy định của pháp luật, công dân được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân là người bí mật tiếp xúc cử tri.
c. Theo quy định của pháp luật, trường hợp người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
d. Công dân có nghĩa vụ không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước khi tham gia bầu cử, ứng cử.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Ứng cử là nghĩa vụ của mỗi công dân.
b. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.
c. Người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
d. Người đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án đã được xoá án tích vẫn có quyền ứng cử.
Đáp án:
Câu 3: Các trường hợp dưới đây thuộc đúng loại nguyên tắc bầu cử chưa? Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d dưới đây.
a. Bình đẳng: Anh A (dân tộc Ê-đê), chị B (dân tộc Kinh) đều có quyền bầu cử như nhau.
b. Bỏ phiếu kín: Công dân được sắp xếp các phòng kín để quyết định bầu ai hoặc không bầu ai.
c. Bình đẳng: Tất cả công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dù 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
d. Gián tiếp: Anh H bị bệnh, không thể đến nơi bỏ phiếu, Tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến chỗ điều trị đề anh tự bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu.
Đáp án:
Câu 4: Trong trường hợp sau, những chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V và anh X được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V và anh X chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.
a. Ông V
b. Anh X
c. Bà M
d. Chị D
Đáp án:
Câu 5: Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Trong một cuộc bầu cử địa phương, anh C, 25 tuổi, đã nghiên cứu kỹ các ứng cử viên và tham gia bầu cử. Anh bầu cho những ứng cử viên mà anh tin tưởng sẽ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cộng đồng.
b. Chị D, 30 tuổi, là một công dân tích cực. Trước khi bầu cử, chị đã tham gia vào các buổi thảo luận tại khu phố để hiểu rõ hơn về các vấn đề của địa phương và ý kiến của người dân.
c. Ông E, một công dân 45 tuổi, đã nhận thức được quyền bầu cử của mình nhưng lại không tham gia bầu cử vì cho rằng "bầu cử không thay đổi được gì".
d. Bà F, một ứng cử viên vào hội đồng nhân dân, đã cố gắng lôi kéo và ép buộc người khác bầu cho mình bằng cách đe dọa hoặc đưa hối lộ.
Đáp án:
Câu 6: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, anh H, 22 tuổi, đã tích cực tham gia bầu cử. Trước ngày bầu cử, anh đã tìm hiểu về các ứng cử viên thông qua các phương tiện truyền thông và thảo luận với bạn bè. Ngày bầu cử, anh đến điểm bầu cử đúng giờ, thực hiện quyền bầu cử của mình và khuyến khích những người bạn khác cùng tham gia. Tuy nhiên, sau bầu cử, anh phát hiện ra một số thông tin sai lệch về một trong các ứng cử viên và đã chia sẻ những thông tin đó trên mạng xã hội.
a. Anh H đã thực hiện quyền bầu cử của mình một cách đúng đắn.
b. Việc khuyến khích bạn bè tham gia bầu cử là hành động tích cực và cần thiết.
c. Chia sẻ thông tin sai lệch về ứng cử viên không ảnh hưởng đến quyền bầu cử của công dân.
d. Anh H không cần phải tìm hiểu về ứng cử viên trước khi bầu cử.
Đáp án:
Câu 7: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong một cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã, bà K, 40 tuổi, đã được cử tri bầu làm đại biểu. Sau khi trúng cử, bà K đã không thực hiện nghĩa vụ của mình là tham gia các cuộc họp của hội đồng để thảo luận về các vấn đề của địa phương. Thay vào đó, bà chỉ chăm chú vào công việc riêng và không cập nhật thông tin về các vấn đề mà cử tri quan tâm. Một số cử tri đã bày tỏ sự thất vọng và quyết định không ủng hộ bà trong cuộc bầu cử tiếp theo.
a. Bà K đã vi phạm nghĩa vụ của một đại biểu Hội đồng nhân dân.
b. Cử tri có quyền không ủng hộ bà K trong cuộc bầu cử tiếp theo.
c. Bà K không cần phải tham gia các cuộc họp nếu không thấy cần thiết.
d. Cử tri không có quyền chỉ trích hành động của bà K vì bà đã được bầu.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử