Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
b. Việc bắt, giam giữ người do luật định thuộc về quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
c. Mọi người chỉ bị bắt khi có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
d. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
b. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xúc phạm người khác.
c. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe cá nhân.
d. Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã là hành vi được pháp luật cho phép.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận định a, b, c, d dưới đây.
a. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp người đó bị truy nã.
b. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
c. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định bắt người.
d. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn luôn bị xử lý về hình sự.
Đáp án:
Câu 4: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.
b. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
c. Nhìn thấy ông T đang ra tay làm bị thương chị H, anh N là công an đã ngay lập tức tới bất giữ ông T.
d. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
Đáp án:
Câu 5: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quy định liên quan đến bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Anh Hùng phát hiện một người lạ đột nhập vào nhà mình lúc nửa đêm. Ngay lập tức, anh gọi điện báo công an và yêu cầu sự hỗ trợ. Công an đến hiện trường và tiến hành kiểm tra, bắt giữ người lạ đúng theo trình tự pháp luật.
b. Chị Lan bị đồng nghiệp vu khống về việc trộm cắp tại công ty. Chị đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng và yêu cầu điều tra rõ sự việc. Sau khi điều tra, cơ quan công an xác định chị Lan vô tội và người vu khống bị xử lý hành chính.
c. Anh Bình bắt gặp một người lạ ăn cắp xe máy của mình. Thay vì báo cáo sự việc cho cơ quan công an, anh tự ý dùng bạo lực để trói và đánh người này tại chỗ cho đến khi công an đến.
d. Trong giờ học, bạn Minh bị giáo viên phát hiện không làm bài tập. Giáo viên đã dùng thước đánh bạn Minh trước mặt cả lớp để răn đe.
Đáp án:
Câu 6: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Anh Nam bị tình nghi liên quan đến một vụ trộm cắp xe máy. Công an đến nhà anh Nam để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, do không có lệnh bắt giữ hay quyết định của tòa án, anh Nam từ chối cho công an bắt giữ mình và yêu cầu họ tuân thủ quy trình pháp lý. Sau đó, công an quay lại với lệnh bắt giữ hợp pháp từ tòa án, và anh Nam đã hợp tác với cơ quan chức năng để tiến hành điều tra.
a. Anh Nam từ chối việc bị bắt khi chưa có lệnh bắt giữ hợp pháp là đúng theo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
b. Công an quay lại với lệnh bắt giữ hợp pháp từ tòa án và tiến hành điều tra là đúng quy trình pháp luật.
c. Anh Nam nên hợp tác ngay lập tức với công an, bất kể có lệnh bắt giữ hợp pháp hay không, để tránh rắc rối pháp lý.
d. Việc từ chối bị bắt giữ khi chưa có lệnh là hành động chống đối pháp luật và anh Nam có thể bị xử phạt hành chính.
Đáp án:
Câu 7: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quyền quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quy định liên quan đến bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Anh Tuấn bị một nhóm người lạ hành hung trong khu vực công cộng. Anh ngay lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan công an và yêu cầu bảo vệ. Công an đã kịp thời can thiệp và bắt giữ nhóm người này, đồng thời đảm bảo quyền được bảo hộ về thân thể và sức khỏe của anh Tuấn.
b. Chị Mai bị xúc phạm danh dự khi một đồng nghiệp lan truyền tin đồn sai sự thật về chị tại công ty. Chị Mai đã nộp đơn khiếu nại và yêu cầu công ty điều tra sự việc. Sau đó, người đồng nghiệp bị kỷ luật theo quy định của công ty vì vi phạm quyền bảo hộ danh dự và nhân phẩm của chị Mai.
c. Anh Hoàng bị nghi ngờ có liên quan đến vụ đánh nhau ở khu phố. Một số người dân đã tự ý bắt giữ anh và trói lại trước khi giao cho công an.
d. Bạn Linh bị giáo viên chủ nhiệm la mắng và xúc phạm nặng nề trước cả lớp vì không hoàn thành bài tập. Giáo viên còn đánh bạn Linh để phạt.
Đáp án: