Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Người chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

b. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là ai cũng có quyền vào chỗ ở của người khác mà không cần người đó đồng ý.

c. Tự ý vào nhà hàng xóm để lấy món đồ bỏ quên là hành vi xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

d. Tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác là hành vi bị nghiêm cấm.

b. Chúng ta phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và của người khác là thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

c. Chúng ta phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và của người khác khi thấy có hành vi xâm phạm.

d. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân.

Đáp án:

Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận định a, b, c, d dưới đây.

a. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp người đó bị truy nã. 

b. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

c. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định bắt người.

d. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn luôn bị xử lý về hình sự.  

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều vi phạm pháp luật. 

b. Bắt đối tượng truy nã đang trốn trong nhà người khác thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

c. Không vào chỗ ở của người khác là tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

d. Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đáp án:

Câu 5: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đã được Viện kiểm sát phê chuẩn.

b. Được người khác nhờ trông coi chỗ ở nhưng sau đó lợi dụng để chiếm giữ chỗ ở.

c. Ngăn cấm người khác không cho họ về nhà.

d. Tố giác hành vi chiếm giữ chỗ ở trái pháp luật của người khác.

Đáp án:

Câu 6: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

Tình huống. Vợ chồng chị K, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị K cùng em trai là anh Q đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị K và anh Q đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh Q. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị K, anh V tìm cách vào nhà anh Q và giải cứu được chị P.

a. Chị K

b. Anh Q

c. Anh N

d. Anh V

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Anh Nam là một công dân sống trong một căn hộ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Một buổi tối, khi anh Nam không có nhà, hàng xóm là anh Hùng tự ý vào căn hộ của anh Nam để lấy đồ mà không được sự cho phép. Khi phát hiện ra, anh Nam đã báo cáo sự việc với cơ quan chức năng. Sau khi điều tra, công an xác định rằng anh Hùng không có quyền vào chỗ ở của anh Nam và đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

a. Anh Hùng đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của anh Nam vì đã tự ý vào căn hộ mà không có sự đồng ý của anh Nam.

b. Việc anh Nam báo cáo sự việc với cơ quan chức năng là hành động đúng đắn, đảm bảo bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

c. Anh Hùng có quyền vào căn hộ của anh Nam nếu chỉ vào trong thời gian ngắn mà không lấy đồ gì. 

d. Anh Nam không có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý trường hợp này vì đó chỉ là vấn đề cá nhân giữa anh và anh Hùng. 

Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay