Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền an toàn thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”.
b. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
c. Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
d. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật có thể bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
b. Trước những hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
c. Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị xử phạt hành chính.
d. Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện tín của cá nhân được thực hiện khi có quyết định của lực lượng vũ trang.
Đáp án:
Câu 3: Đâu là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận định a, b, c, d dưới đây.
a. Bóc mở bưu gửi trái pháp luật.
b. Khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử khi có căn cứ đề nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội.
c. Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật.
d. Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Đáp án:
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Nhìn lên khi người khác đang nhắn tin
b. Nhà nước ban hành quy định nghiêm cấm việc theo dõi thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trái pháp luật.
c. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thư tín, điện tín của người bị tình nghi phạm tội.
d. Nhân viên bưu điện tráo đổi thư của khách hàng.
Đáp án:
Câu 5: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận định a, b, c, d.
a. Giáo viên có thể kiểm tra điện thoại của học sinh nếu phát hiện học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.
b. Việc thu giữ thư tín chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định.
c. Nhận được thư gửi nhầm có thể mở ra xem thử.
d. Bố mẹ được quyền xem thư của con khi có được sự đồng ý của con.
Đáp án:
Câu 6: Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
Trường hợp 1. Anh A và chị B là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán hàng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu.
Trường hợp 2. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng.
Trường hợp 3. Cô V là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.
Trường hợp 4. Hai sinh viên D, K cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, K thường nghe lén vì tính tò mò.
a. Anh A (trong trường hợp 1).
b. Chị B (trong trường hợp 1).
c. Cô V (trong trường hợp 3).
d. Bạn K (trong trường hợp 4).
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Anh Dũng nhận được thông báo rằng ai đó đã lén đọc và sao chép tin nhắn điện thoại của mình mà không có sự cho phép. Sau khi điều tra, anh phát hiện đồng nghiệp của mình, chị Lan, đã bí mật xem và chụp lại các tin nhắn để sử dụng cho mục đích cá nhân. Anh Dũng sau đó đã báo cáo sự việc với công an. Cơ quan chức năng kết luận rằng chị Lan đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại của anh Dũng.
a. Hành động của chị Lan là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại của anh Dũng vì đã lén lút xem tin nhắn mà không có sự đồng ý.
b. Việc anh Dũng báo cáo sự việc với cơ quan chức năng là hành động phù hợp để bảo vệ quyền lợi cá nhân theo quy định của pháp luật.
c. Chị Lan có thể tự ý xem tin nhắn của anh Dũng nếu không sử dụng nội dung đó cho mục đích xấu.
d. iệc chị Lan đọc tin nhắn của anh Dũng không bị xem là vi phạm nếu tin nhắn đó chỉ là thông tin bình thường và không quan trọng.
Đáp án: