Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Tín ngưỡng là nguồn gốc của tôn giáo.
b. Tôn giáo là niềm tin của giai cấp cầm quyền với hệ thống quan niệm và hoạt động do giai cấp đó đặt ra.
c. Tuân theo những quy định của nhà thờ/nhà chùa là hành vi thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
d. Mê tín dị đoan là những hiện tượng cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
b. Chị X cho rằng hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên là không có ý nghĩa và từ chối không tham gia.
c. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
d. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Đáp án:
Câu 3: Việc làm nào sau đây cần phải phê phán? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Hằng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mồng một và ngày rằm.
b. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
c. Xin phép chính quyền địa phương trước khi xây dựng đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ
d. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đáp án:
Câu 4: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện qua những trường hợp nào sau đây? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Nếu công dân không theo tôn giáo này thì phải theo một tôn giáo khác.
b. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
c. Công dân có quyền từ bỏ tín ngưỡng hay tôn giáo mà họ đã từng theo.
d. Công dân không được từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đã theo.
Đáp án:
Câu 5: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện qua những trường hợp nào sau đây? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác.
b. Công dân có quyền thôi không theo tín ngưỡng hay tôn giáo này để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác.
c. Công dân có quyền theo tín ngưỡng hoặc một tôn giáo mà họ muốn.
d. Trong vài trường hợp, có thể được phép cưỡng bức hoặc cản trở người khác trong việc gia nhập hay từ bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.
Đáp án:
Câu 6: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý kiến a, b, c, d.
a. Mọi người có nghĩa vụ tham gia một tôn giáo cụ thể.
b. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền công dân.
c. Không chỉ có các tôn giáo lớn mới được pháp luật bảo hộ mà các tôn giáo khác cũng được pháp luật bảo hộ.
d. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Chị Lan là một tín đồ theo đạo Phật. Hàng tuần, chị thường xuyên tham gia các buổi lễ tại chùa và tổ chức những hoạt động từ thiện cùng với các thành viên khác trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi một số bạn bè không theo đạo của chị phê bình những niềm tin và hành động của chị, chị Lan đã phản ứng gay gắt và yêu cầu họ không được nói về các tôn giáo khác ngoài đạo Phật. Đồng thời, chị cũng viết bài trên mạng xã hội chỉ trích những người không có tín ngưỡng.
a. Chị Lan có quyền tự do tín ngưỡng và tham gia các hoạt động tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật.
b. Chị Lan có quyền tham gia các hoạt động cộng đồng như từ thiện liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của mình, miễn là không vi phạm pháp luật.
c. Chị Lan có quyền chỉ trích và cấm bạn bè mình không được đề cập đến các tôn giáo khác.
d. Chị Lan được phép viết bài chỉ trích những người không có tín ngưỡng mà không bị xử lý vì đó là ý kiến cá nhân.
Đáp án: