Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

BÀI 10: BÌNH ĐẲNG TRONG CÁC LĨNH VỰC

Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây. 

A. Bình đẳng giới là bình đẳng về vị trí, vai trò, cơ hội giữa mọi công dân.

B. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở sự bình đẳng giữa nam và nữ trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

C. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động là biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

D. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội sẽ bảo đảm cho nữ giới phát triển và có nhiều quyền hơn nam giới. 

Đáp án:

A. Sai

B. Đúng

C. Đúng

D. Sai

Câu 2: Các quy định dưới đây đề cập đến bình đẳng giới trong lĩnh vực cụ thể. Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án A, B, C, D.

A. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động, thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực lao động.

B. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.

C. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.

D. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Đáp án:

Câu 3: Bình đẳng giới có ý nghĩa nào sau đây đối với đời sống của con người và xã hội? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

B. Chỉ củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình.

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án A, B, C, D.

A. Nam và nữ được bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội, bao gồm quyền tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các vị trí lãnh đạo.

B. Trong lĩnh vực kinh tế, nữ giới không được phép thành lập doanh nghiệp và bị hạn chế tiếp cận các nguồn vốn lớn.

C. Bình đẳng giới trong lao động chỉ áp dụng cho nam giới vì họ là lực lượng lao động chính và có trách nhiệm bảo đảm thu nhập gia đình.

D. Trong gia đình, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng về sở hữu tài sản chung, quản lý tài chính, và chia sẻ công việc gia đình.

Đáp án:

Câu 5: Đâu là tình huống thực hiện đúng quyền bình đẳng trong các lĩnh vực? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.

A. Anh H và chị T cùng làm việc trong một công ty và có cùng trình độ, kinh nghiệm. Khi công ty đưa ra quyết định tăng lương, cả hai đều nhận được mức tăng lương tương đương dựa trên hiệu suất công việc.

B. Ở địa phương X, cả nam và nữ đều có quyền ứng cử vào vị trí đại biểu Hội đồng nhân dân. Cô L đã tự ứng cử và được bầu chọn làm đại biểu, cùng với nhiều nam giới khác.

C. Công ty Y chỉ tuyển dụng nam giới cho các vị trí quản lý cao cấp, với lý do họ cho rằng nam giới có khả năng lãnh đạo tốt hơn nữ giới.

D. Trường đại học Z quy định rằng chỉ có nam sinh mới được tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ thuật cao, trong khi nữ sinh bị giới hạn vào các ngành xã hội hoặc nghệ thuật.

Đáp án:

Câu 6: Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xét A, B, C, D: 

Trong một công ty lớn, anh A và chị B đều là trưởng phòng với cùng kinh nghiệm và trình độ. Khi công ty triển khai dự án mới, chỉ có anh A được giao làm trưởng dự án, còn chị B bị loại khỏi danh sách vì ban lãnh đạo cho rằng phụ nữ khó có thể đảm nhận vai trò quan trọng và áp lực như vậy. Chị B cảm thấy không công bằng và quyết định đề nghị xem xét lại quyết định này.

A. Việc ban lãnh đạo chỉ dựa vào giới tính để quyết định ai nên giữ vai trò lãnh đạo dự án là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

B. Việc chỉ giao vai trò trưởng dự án cho anh A là hợp lý vì nam giới thường có khả năng xử lý áp lực tốt hơn phụ nữ. Điều này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới.

C. Chị B không nên đề nghị xem xét lại vì công ty có quyền lựa chọn nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc, bất kể đó là do phân biệt giới tính hay không.

D. Chị B có quyền yêu cầu xem xét lại quyết định này vì nó phản ánh sự phân biệt đối xử về giới tính, vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong môi trường làm việc.

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau, em hãy lựa chọn đúng, sai cho nhận xét A, B, C, D.

Chị H và anh T đều là sinh viên năm cuối cùng tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng. Chị H, một sinh viên nữ, có thành tích học tập xuất sắc và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Trong khi đó, anh T, một sinh viên nam, cũng có thành tích học tập tốt nhưng ít hoạt động ngoại khóa. Khi trường xét cấp học bổng danh giá cho sinh viên xuất sắc, chị H bị từ chối vì lý do trường chỉ ưu tiên nam sinh viên cho học bổng này nhằm khuyến khích sự tham gia của nam giới trong các hoạt động học thuật.

A. Quyết định chỉ ưu tiên nam sinh viên cho học bổng là không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

B. Chị H có quyền phản đối quyết định này và yêu cầu xem xét lại để đảm bảo rằng học bổng được cấp dựa trên thành tích và đóng góp thực sự, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính.

C. Trường có quyền ưu tiên cho nam sinh viên nhận học bổng vì điều này giúp khuyến khích sự tham gia của họ trong các hoạt động học thuật, bất kể thành tích học tập và đóng góp của sinh viên nữ.

D. Việc từ chối học bổng của chị H không phải là vấn đề về bình đẳng giới, vì lý do trường ưu tiên nam sinh viên là nhằm cân bằng tỷ lệ giới tính trong các hoạt động học thuật.

 Đáp án:

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay