Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
b. Các tôn giáo ở Việt Nam được nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng giữa các tín ngưỡng.
c. Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo điều lệ của tổ chức tôn giáo.
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Đâu là ý kiến đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
d. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Đáp án:
Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Lựa chọn đáp án đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Trường hợp 1. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”.
b. Trường hợp 2. Chức sắc K của tôn giáo N tuyên truyền với các tín đồ rằng: chỉ có tôn giáo N là tôn giáo lớn và có quyền truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình; còn các tôn giáo nhỏ khác không được hưởng quyền này.
c. Trường hợp 3. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.
d. Trường hợp 4. Một tổ chức tôn giáo lớn trên địa bàn tỉnh X tuyên truyền rằng chỉ có tôn giáo của họ mới có quyền tổ chức các sự kiện cộng đồng và thực hiện các hoạt động từ thiện, trong khi các tôn giáo khác bị cấm tham gia vào các hoạt động này.
Đáp án:
Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Các tôn giáo và tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo của mình, bao gồm quyền sinh hoạt tôn giáo và bảo vệ nơi thờ tự, theo quy định của pháp luật.
b. Các tổ chức tôn giáo và cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ không chỉ các quy định tôn giáo mà còn phải tuân thủ Hiến pháp và các quy định pháp luật khác.
c. Một tôn giáo lớn có thể yêu cầu các tôn giáo nhỏ hơn không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo công cộng.
d. Các tôn giáo có quyền tự quyết định không tuân thủ các quy định của pháp luật nếu điều đó trái với giáo lý của họ.
Đáp án:
Câu 5: Đâu là biểu hiện đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Tại thành phố H, chính quyền địa phương đã tổ chức một cuộc họp liên tôn giáo, mời đại diện của tất cả các tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn để thảo luận về các vấn đề cộng đồng và phát triển xã hội.
b. Tổ chức tôn giáo A ở quận X yêu cầu chính quyền địa phương không cấp phép cho tổ chức tôn giáo B, một tôn giáo nhỏ hơn, xây dựng cơ sở thờ cúng gần khu vực của tổ chức A, với lý do rằng sự hiện diện của tổ chức B sẽ gây cản trở hoạt động của tổ chức A.
c. Chính quyền thành phố Y từ chối cấp giấy phép cho một lễ hội của một tôn giáo nhỏ, mặc dù lễ hội này đã được tổ chức trong nhiều năm qua và không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
d. Một tổ chức tôn giáo nhỏ tại tỉnh N đã gửi đơn yêu cầu hỗ trợ xây dựng cơ sở thờ cúng mới. Chính quyền địa phương đã xem xét và cấp phép xây dựng cùng với hỗ trợ tài chính để đảm bảo tôn giáo này có cơ hội phát triển bình đẳng như các tổ chức tôn giáo khác.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Tại một huyện ở tỉnh Z, một tổ chức tôn giáo lớn tổ chức lễ hội tôn giáo hàng năm và yêu cầu chính quyền địa phương không cấp phép cho các tổ chức tôn giáo nhỏ hơn tổ chức sự kiện tương tự trong cùng thời gian. Tổ chức tôn giáo lớn này lý do rằng việc tổ chức sự kiện cùng lúc sẽ gây xung đột và ảnh hưởng đến sự thành công của lễ hội lớn của họ.
a. Việc yêu cầu chính quyền không cấp phép cho các tổ chức tôn giáo nhỏ hơn là sai.
b. Chính quyền có quyền ưu tiên cấp phép cho tổ chức tôn giáo lớn hơn vì họ có ảnh hưởng lớn hơn và tổ chức sự kiện của họ quan trọng hơn.
c. Nếu các tổ chức tôn giáo nhỏ hơn tổ chức sự kiện cùng thời điểm với tổ chức tôn giáo lớn, điều đó có thể gây rắc rối và ảnh hưởng đến sự thành công của lễ hội lớn, nên việc yêu cầu không cấp phép cho các tổ chức nhỏ là hợp lý.
d. Chính quyền địa phương không nên tuân theo yêu cầu của tổ chức tôn giáo lớn.
Đáp án:
Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
Tôn giáo N có những bài tuyên truyền về tôn giáo Q không đúng sự thật, gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai tôn giáo với nhau. Các tín đồ của tôn giáo Q bức xúc nên đã xô xát, đánh đập các tín đồ của tôn giáo N. Cả hai tôn giáo đều đã bị Toà án nhân dân huyện xét xử và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật.
a. Tòa án xét xử cả hai tôn giáo và áp dụng hình phạt là đúng đắn vì hành vi tuyên truyền sai sự thật và xô xát giữa các tín đồ đều vi phạm pháp luật.
b. Chỉ nên xử lý tôn giáo N vì họ là bên gây ra mâu thuẫn đầu tiên với các tuyên truyền sai sự thật, còn tôn giáo Q không nên bị xử lý vì chỉ phản ứng lại.
c. Việc xử lý các tín đồ của tôn giáo Q là không cần thiết vì họ chỉ phản ứng một cách tự vệ đối với sự tuyên truyền sai sự thật của tôn giáo N.
d. Việc áp dụng hình phạt cho cả hai tôn giáo là cần thiết để bảo đảm rằng tất cả các tổ chức tôn giáo, không phân biệt lớn hay nhỏ, đều phải tuân thủ các quy định pháp luật và trách nhiệm đối với hành vi của mình.
Đáp án:
=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo