Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây. 

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về dân tộc.

D. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng trong sản xuất.

Đáp án:

A. Đúng

B. Đúng

C. Sai

D. Sai

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.

A. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi đạt độ tuổi nhất định.

B. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

C. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

D. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu pháp lí như nhau. chịu trách trách nhiệm.

Đáp án:

Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.

A. Trường tiểu học X từ chối nhận học sinh C vì lý do: em C là người khuyết tật.

B. Công ty M buộc chị K thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.

C. Khi vượt đèn đỏ, anh K vẫn bị xử phạt mặc dù anh là con chủ chủ tịch tỉnh B.

D. Nhà nước có chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án A, B, C, D.

A. Quyền bình đẳng của công dân chỉ áp dụng cho những người có địa vị xã hội cao.

B. Công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không phụ thuộc vào địa vị xã hội hay thành phần.

C. Những người có tín ngưỡng khác nhau có thể bị đối xử khác nhau trước pháp luật.

D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp tôn trọng sự khác biệt và tạo điều kiện cho mọi người phát triển.

Đáp án:

Câu 5: Đâu là tình huống thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.

A. Cảnh sát giao thông xử phạt anh A vì hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, dù anh là bạn của họ.

B. Chị B và anh C đều vi phạm quy định về trật tự công cộng, cả hai đều bị xử phạt hành chính theo đúng quy định mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về giới tính.

C. Ông D được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý vì ông là chủ doanh nghiệp lớn, mặc dù đã có hành vi gian lận thuế.

D. Một trường đại học từ chối nhận sinh viên E vì sinh viên này xuất thân từ vùng nông thôn và không có điều kiện kinh tế tốt.

Đáp án:

Câu 6: Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xét A, B, C, D: 

Anh H và chị M đều bị bắt gặp khi đang vứt rác bừa bãi ra đường. Cả hai đều bị lập biên bản vi phạm và bị phạt tiền. Tuy nhiên, khi xét duyệt, chính quyền địa phương chỉ phạt chị M vì chị không có người thân trong chính quyền, trong khi anh H được miễn phạt vì anh là cháu của một quan chức trong ủy ban.

A. Việc chỉ xử phạt chị M và không phạt anh H là hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, vì cả hai đều có cùng hành vi vi phạm nhưng lại bị đối xử khác nhau dựa trên mối quan hệ cá nhân.

B. Việc chính quyền miễn phạt cho anh H vì anh có người thân trong chính quyền là hợp lý, vì đó là một quyền lợi đặc biệt dành cho người có quan hệ với quan chức.

C. Chỉ phạt chị M và không phạt anh H là hợp pháp, vì chị M không có quyền miễn trừ nào.

D. Trong tình huống này, quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân đã bị vi phạm, khi chính quyền không xử phạt anh H một cách công bằng.

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau, em hãy lựa chọn đúng, sai cho nhận xét A, B, C, D.

P và C là bạn thân, cùng đủ 18 tuổi. P không thi đỗ đại học nên ở nhà làm thợ mộc cùng bố, còn C thì thi đạt kết quả cao nên đã đến thành phố học đại học. Một thời gian sau, chỉ có P là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, còn C được tạm hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học. Có người nói đây là biểu hiện bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân.

A. Tình huống trên không vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật vì theo quy định, sinh viên đang theo học đại học được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho đến khi hoàn thành việc học, do đó C được tạm hoãn là hợp pháp.

B. Việc P thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khi C được tạm hoãn là do pháp luật quy định rõ ràng về các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, không phải là biểu hiện của bất bình đẳng.

C. Tình huống trên là bất bình đẳng vì cả P và C đều đủ tuổi và đủ điều kiện nhập ngũ, nhưng chỉ có P phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khi C được tạm hoãn mà không có lý do chính đáng.

D. Tình huống trên là bất bình đẳng vì cả P và C đều đủ tuổi và đủ điều kiện nhập ngũ, nhưng chỉ có P phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khi C được tạm hoãn mà không có lý do chính đáng.

 Đáp án:

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay