Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân” là nói tới nội dung ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
b. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
c. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp có đơn thư tố cáo của nhân dân.
d. Chỉ được xem điện thoại của người khác nếu người đó đồng ý.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.
b. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn, chị V đã mở ra đọc.
c. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.
d. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
Đáp án:
Câu 3: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Biết K và G yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của K rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm K rất bực mình.
b. Y thấy một bức thư trong hộp thư nhà mình nhưng tên và địa chỉ của người nhận trên thư không phải của nhà Y mà là địa chỉ của một người ở cách nhà Y vài dãy nhà. Y liền tìm đến địa chỉ đó để trả bức thư cho đúng chủ nhân của nó.
c. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L là bạn ở cùng với M đã tự ý đọc email của M.
d. K vào văn phòng nhà trường lấy báo và thấy có lá thư gửi cho V (bạn cùng lớp). K nghĩ hai đứa là bạn thân nên đã mang thư của V về cho V đọc.
Đáp án:
Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Mọi cá nhân đều có quyền tự do kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nếu có lý do chính đáng.
b. Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
c. Hành vi xâm phạm bí mật thư tín chỉ bị phạt tiền mà không có hình thức xử lý hình sự.
d. Chỉ trong trường hợp pháp luật cho phép và có quyết định từ cơ quan có thẩm quyền mới được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Đáp án:
Câu 5: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Học sinh không cần tìm hiểu pháp luật về quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, vì đây là vấn đề của người lớn.
b. Học sinh cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác và không được tự ý xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
c. Xâm phạm bí mật thư tín của người khác không gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của họ.
d. Hành vi xâm phạm bí mật thư tín có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
Lan tình cờ phát hiện một tin nhắn trên điện thoại của Mai (bạn cùng lớp) khi Mai để điện thoại ở bàn trong giờ học. Lan đã đọc nội dung tin nhắn mà không xin phép Mai. Sau khi đọc, Lan kể cho nhiều bạn khác về nội dung tin nhắn riêng tư đó. Mai biết chuyện và rất buồn, cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.
a. Lan đã xâm phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại của Mai mà không có sự cho phép.
b. Lan có thể đọc tin nhắn của Mai nếu Lan không chia sẻ nội dung với người khác.
c. Việc đọc tin nhắn của Mai không ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè của hai người, vì đó chỉ là hành động bình thường.
d. Hành vi của Lan có thể gây tổn hại về mặt tâm lý và danh dự của Mai.
Đáp án:
Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. An nhận được một bức thư từ bạn ở xa. Khi đưa thư cho An, bố mẹ không mở ra xem, dù rất tò mò về nội dung bức thư, vì họ tôn trọng quyền riêng tư của An.
b. Chú D có quyền tiếp tục ở lại trong nhà vì ông là em của mẹ chị G, nên có quyền thừa kế ngôi nhà từ mẹ chị.
c. Vì chú D đã sống trong nhà nhiều năm, ông có quyền chiếm giữ ngôi nhà theo quy định của pháp luật.
d. Trong một dự án nhóm, Bình phát hiện bạn cùng nhóm để quên điện thoại trên bàn và nhận được một cuộc gọi. Thay vì nghe điện thoại, Bình đã nhắc bạn trở lại và không can thiệp vào cuộc gọi hay nội dung tin nhắn.
Đáp án: