Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ở bộ luật Dân sự năm 2015 và Hiến pháp năm 2013.

b. Các thành viên trong gia đình có thể theo các tôn giáo khác nhau. 

c. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và phải có nghĩa vụ tuân thủ các điều lệ của tổ chức tôn giáo nhưng không cần chấp hành quy định của pháp luật khi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

d. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O thuyết phục em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Đáp án:

Câu 3: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.

b. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

c. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.

d. Bà C không vì anh P là người theo tôn giáo khác mà ngăn cản con gái kết hôn với anh P

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Tự do tín ngưỡng có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ quy định nào.

b. Quyền tự do tín ngưỡng là một phần quan trọng của nhân quyền.

c. Không cần phải tố cáo các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng.

d. Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác là cần thiết để xây dựng xã hội hòa bình.

Đáp án:

Câu 5: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Một nhóm người tổ chức lễ hội tôn giáo tại địa phương của họ. Họ đã thông báo cho chính quyền địa phương và được cấp phép tổ chức sự kiện này.

b. Một cá nhân phát hiện có người khác bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của họ. Người này đã quyết định tố cáo hành vi vi phạm đó đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho người bị phân biệt.

c. Một cá nhân tự ý tổ chức một buổi lễ tôn giáo lớn mà không thông báo hay xin phép chính quyền địa phương.

d. Một người sử dụng quyền tự do ngôn luận để phát tán những thông tin sai lệch và mang tính chất xúc phạm đến tôn giáo của người khác trên mạng xã hội.

Đáp án:

Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Một sinh viên quyết định tham gia một buổi lễ tôn giáo tại một ngôi chùa gần trường học. Trong buổi lễ, sinh viên này không chỉ tham gia các nghi lễ mà còn chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè, đồng thời bày tỏ cảm nhận tích cực về việc tham gia. 

a. Sinh viên đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình bằng cách tham gia lễ tôn giáo. 

b. Sinh viên không cần xin phép bất kỳ ai để chụp ảnh và đăng tải trên mạng xã hội, vì quyền tự do tín ngưỡng cho phép tự do hành động mà không cần sự cho phép.

c. Sinh viên có thể tự do đăng tải mọi hình ảnh và thông tin mà không cần cân nhắc đến cảm nhận của người khác về tôn giáo.

d. Việc chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội không chỉ giúp sinh viên thể hiện niềm tin cá nhân mà còn tạo cơ hội cho bạn bè hiểu biết thêm về các giá trị văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn chí giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình.

a. Nhóm người lạ mặt đến truyền đạo đã vi phạm các quy định về việc tiếp cận và truyền bá tôn giáo.

b. Ông Q có quyền tự do lựa chọn tôn giáo và không cần tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, như việc dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên.

c. Việc ông Q ép buộc vợ con tham gia tôn giáo mới không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của họ, vì ông chỉ muốn tốt cho gia đình.

d. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Đáp án:

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay