Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.
C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.
Câu 2: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
Trường hợp. Bà M đã chiếm dụng nhiều khoảng đất trống quanh khu vực Di tích lịch sử K (Di sản văn hóa cấp quốc gia, thuộc địa bàn xã X) để mở hàng quán bán nước cho du khách. Hành vi này đã gây ra cảnh lộn xộn, làm ảnh hưởng đến cảnh quan trang nghiêm của khu di tích. Bức xúc vì hành động trên, anh V đã đề nghị bà M chấm dứt việc xâm hại khu di tích. Tuy nhiên, bà M không đồng ý, mà còn dùng nhiều lời lẽ xúc phạm anh V vì cho rằng: “anh V ghen ăn tức ở”. |
A. Không có chủ thể nào vi phạm.
B. Cả bà M và anh V.
C. Bà M.
D. Anh V.
Câu 3: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
Câu 4: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bảo vệ di sản văn hoá.
B. Chuyển giao di sản văn hoá.
C. Tái tạo di sản văn hoá.
D. Sử dụng di sản văn hoá.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?
A. Xử lí hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hoá.
B. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
C. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hoá.
D. Nghiên cứu các di sản văn hoá của đất nước.
Câu 5: Đoạn thông tin sau đề cập đến nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?
Thông tin. Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế như kinh tế, văn hoá, kĩ thuật và thương mại để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc còn có nghĩa vụ hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc. |
A. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
D. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Câu 6: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. 9 nguyên tắc.
B. 7 nguyên tắc.
C. 8 nguyên tắc.
D. 10 nguyên tắc.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của pháp luật quốc tế?
A. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
B. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
C. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 8: Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế. |
A. Hội nhập quốc tế.
B. Pháp luật quốc gia.
C. Quan hệ quốc tế.
D. Pháp luật quốc tế.
Câu 9: Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.
B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.
D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Câu 10: Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:
A. quyền bầu cử, ứng cử,...
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền tự do kinh doanh.
D. quyền tiếp cận thông tin.
Câu 11: Đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa,… - được gọi là
A. Biên giới quốc gia trên bộ.
B. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
C. Biên giới quốc gia trên biển.
D. Biên giới quốc gia trên không.
Câu 12: Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời – được gọi là
A. Biên giới quốc gia trên bộ.
B. Biên giới quốc gia trên không.
C. Biên giới quốc gia trên biển.
D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Câu 13: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?
A. Lãnh hải.
B. Đặc quyền kinh tế.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thủy.
Câu 14: Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng dân cư nào sau dây?
A. Người không quốc tịch.
B. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.
C. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.
D. Công dân nước sở tại.
Câu 15: Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Loại bỏ các biện pháp thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.
B. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.
C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.
D. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:
Việt Nam là quốc gia ven biển luôn tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quyền qua lại không gây hại. Ngày 30 - 1, tàu M (mang quốc tịch nước Q) đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, sau khi đi vào khu vực này, tàu M đã tiến hành neo đậu, bốc dỡ hàng hóa sang một tàu biển khác.
a. Việc làm của tàu M không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về chủ quyền quốc gia ven biển.
b. Hành vi này của nước M đã vi phạm quy định tại điều 20 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
c. Việc bốc dỡ hàng hóa của tàu M không vi phạm về Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
d. Hành vi “thả neo dừng lại” của tàu M đã vi phạm quy tắc qua lại trong lãnh hải.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Doanh nghiệp A (nước X) đã ký hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cà phê cho Công ty H (nước Z) với điều khoản thanh toán trước. Trước khi thực hiện hợp đồng, Doanh nghiệp A đã không kiểm tra kỹ lưỡng thông tin tài chính của Công ty H do tin tưởng vào lời giới thiệu từ một đối tác cũ. Khi Doanh nghiệp A giao hàng, Công ty H lại từ chối thanh toán, viện lý do là hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng mà họ đã yêu cầu trong hợp đồng. Sau khi điều tra, Doanh nghiệp A phát hiện ra rằng Công ty H đã cố tình không thông báo về những yêu cầu cụ thể về chất lượng sản phẩm nhằm lừa đảo Doanh nghiệp A.
a. Doanh nghiệp A đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế.
b. Công ty H có quyền từ chối thanh toán nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn mà họ đã yêu cầu.
c. Công ty H đã không tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh công bằng khi từ chối thanh toán sau khi đã nhận hàng hóa.
d. Doanh nghiệp A nên kiểm tra thông tin của đối tác trước khi ký hợp đồng, theo nguyên tắc minh bạch trong thương mại.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................