Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,…
B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
Câu 2: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.
C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,…
B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
Câu 5: Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.
C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
B. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
Câu 7: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Câu 8: Điều ước quốc tế là
A. bộ phận cơ bản của pháp luật quốc tế,
B. bộ phận chủ yếu của pháp luật quốc tế.
C. cơ sở hình thành của pháp luật quốc tế.
D. tiền đề của pháp luật quốc tế.
Câu 9: Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm bao nhiêu?
A. Năm 1987.
B. Năm 1988.
C. Năm 1989.
D. Năm 1990.
Câu 10: Tình huống nào sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?
Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia A và quốc gia B trong nhiều năm mà chưa được giải quyết, quốc gia A đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Quốc gia B đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào pháp luật quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia A tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia B. Quốc gia A buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia B.
A. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
B. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
C. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 11: Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng dân cư nào sau dây?
A. Người không quốc tịch.
B. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.
C. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.
D. Công dân nước sở tại
Câu 12: Đối tượng dân cư nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?
Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.
A. Người không quốc tịch.
B. Công dân nước ngoài.
C. Công dân nước sở tại.
D. Người lao động nước ngoài.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?
A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.
Câu 14: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lãnh thổ quốc gia.
B. Biên giới quốc gia.
C. Chủ quyền quốc gia.
D. Giới hạn quốc gia.
Câu 15: Trong nội thuỷ của quốc gia ven biển, các loại tàu thuyền nào dưới đây của nước ngoài khi ra vào nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển?
A. Tàu thuyền của tất cả các nước không thân thiện.
B. Tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài.
C. Tất cả các loại tàu thuyền nước ngoài lần đầu tiên đến quốc gia này.
D. Các loại tàu có trọng tải lớn của nước ngoài.
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau:
Hầu hết các làng nghề đang hoạt động hiện nay đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường không khi. Trong số đó, ba nhóm làng nghề: tái chế (kim loại, giấy, nhựa,....), vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, thực phẩm là những nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hoá chất, phụ gia trong quá trình sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, giấy, nhựa,...), quá trình tái chế và gia công, xử lí bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn,... làm phát sinh bụi và các khí thải như SO, NO₂, hơi axit và kiềm.
a. Nghề tái chế (kim loại, giấy, nhựa....) trong tình huống trên không thuộc danh mục các ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.
b. Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hộ gia đình đã làm nghề truyền thống thì không cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.
c. Để có vốn đầu tư cho hoạt động quản lý chất thải hiệu quả, các hộ sản xuất trong làng nghề nên vay “tín dụng xanh” hoặc quỹ bảo vệ môi trường để được hưởng lãi suất ưu đãi.
d. Học sinh có nghĩa vụ chính là học tập nên chưa có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư mà đây là trách nhiệm của người lớn.
Câu 2: Câu 2: Đọc tình huống dưới đây:
Mặc dù từ năm 1984, giữa tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào) đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa, nhưng nhân dân vùng biên vẫn còn quen với tập tục cũ, chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của quốc giới nên vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư. Người dân Hủa Phăn phát rẫy canh tác đã xâm canh sang Thanh Hoá sáu điểm với tổng diện tích 41 ha. Người dân Thanh Hoá làm rẫy đã xâm canh sang địa phận Hủa Phăn ở một số điểm với tổng diện tích hơn 20 ha.
a. Hành vi của người dân Hủa Phăn đã vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ, còn người dân Thanh Hóa thì không do diện tích xâm canh của người dân Hủa Phăn rộng hơn.
b. Hành vi xâm canh là hành vi bị nghiêm cấm trong khoản 2 Điều 14 Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
c. Cả người dân Hủa Phăn và người dân Thanh Hóa đều vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ.
d. Do cắm mốc thực địa không phân định rõ ranh giới nên hành vi của hai bên là chấp nhận được.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................