Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 7 chân trời Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1225)

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1225) sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 15: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ (1009 - 1225)

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi bao gồm những điểm:

a) Gả công chúa cho các tù trưởng để tạo mối quan hệ gần gũi.

b) Ban hành các luật lệ nghiêm ngặt để kiểm soát chặt chẽ.

c) Miễn thuế cho các tù trưởng miền núi.

d) Bắt các tù trưởng miền núi nộp nhiều thuế hơn người Kinh.

Đáp án:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị thời Lý:

a) Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ và các châu miền núi.

b) Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. 

c) Quân đội nhà Lý chỉ bao gồm cấm quân bảo vệ kinh thành.

d) Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương do các tù trưởng quản lí.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của bộ luật Hình thư được ban hành năm 1042:

a) Đánh dấu việc xây dựng hệ thống pháp luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam.

b) Bộ Luật thành văn thứ 2 ở nước ta sau Luật Hồng Đức.

c) Giúp quản lý xã hội một cách chặt chẽ và có trật tự hơn.

d) Chỉ áp dụng cho tầng lớp quý tộc trong xã hội.

Đáp án:

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa chính sách "ngụ binh ư nông" của nhà Lý có tác dụng:

a) Giúp binh sĩ thay phiên làm nông nghiệp, đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn.

b) Là cơ sở để phát triển ngoại giao.

c) Góp phần đảm bảo sự ổn định về kinh tế và xã hội.

d) Tạo ra sự chênh lệch lớn giữa binh sĩ và nông dân.

Đáp án:

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Lý?

a) Tổ chức cày ruộng tịch điền.

b) Hạn chế giết mổ trâu bò bừa bãi.

c) Đào đắp kênh mương, đắp đê phòng lụt.

d) Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Lý?

a) Tổ chức cày ruộng tịch điền.

b) Hạn chế giết mổ trâu bò bừa bãi.

c) Đào đắp kênh mương, đắp đê phòng lụt.

d) Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.

Đáp án:

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thành tựu nổi bật về văn hóa dưới thời nhà Lý là

a) Văn học chữ Hán phát triển, xuất hiện tác phẩm như Chiếu dời đô.

b) Dựng Văn Miếu năm 1070 để làm nơi thờ Khổng Tử.

c) Xây dựng nhiều đền thờ Đạo giáo thay vì chùa chiền.

d) Hạn chế tổ chức các trò chơi dân gian để tập trung vào sản xuất.

Đáp án:

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc nhà Lý thành lập:

a) Nhà Lý được thành lập sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời năm 1009.

b) Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, giới sư sãi và các đại thần trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

c) Nhà Lý được thành lập nhờ sự nổi dậy của nông dân và tầng lớp bình dân.

d) Vua Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Đại Hòa khi lên ngôi năm 1010.

Đáp án:

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không phản ánh đúng về hoàn cảnh thành lập của nhà Lý:

a) Lê Long Đĩnh lên ngôi không đủ tài đức để điều khiển đất nước.

b) Lê Long Đĩnh chủ động nhường ngôi cho Lý Công Uẩn.

c) Nhà Lý được thành lập nhờ sự nổi dậy của nông dân và tầng lớp bình dân.

d) Lý Công Uẩn là người có tài đức nên được triều thần quý trọng.

Đáp án:

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của sự kiện dời đô thời Lý:

a) Việc dời đô thể hiện khát vọng về một triều đại thịnh vượng, bền vững.

b) Dời đô giúp Đại La trở thành trung tâm giao thương và văn hóa lớn.

c) Việc dời đô là một quyết định tạm thời để tránh chiến tranh.

d) Dời đô chỉ mang ý nghĩa tinh thần, không ảnh hưởng đến kinh tế.

Đáp án:

 

=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đất nước thời Lý (1009 – 1225) (5 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 7 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay