Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 20: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.
Câu 1: Cho bảng dữ liệu dưới đây về một số trung tâm quyền lực thế giới, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d
Mỹ | Vẫn là cường quốc số một thế giới. Với sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật..... Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế. |
Trung Quốc | Vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản (năm 2010) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường |
Liên minh châu Âu (EU) | Tiếp tục là tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế, thương mại. |
Liên bang Nga | Phục hồi mạnh mẽ, là một trong những cường quốc hàng đầu về quân sự, khoa học kỹ thuật. |
Bảng 1. Một số trung tâm quyền lực thế giới
a) Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới và chi phối
toàn bộ quan hệ quốc tế.
b) Liên minh châu Âu vươn lên và trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
c) Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thời kì sau Chiến tranh lạnh, có khả năng trở thành một cực trong xu thế đa cực của quan hệ quốc tế.
d) Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga... trở thành các cường quốc hàng đầu thế giới dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng, cạnh tranh khốc liệt trong quan hệ quốc tế.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d.
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chủng là phương thức quan hệ quốc tế lấy đổi dấu chính trị – quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế chính trị là chính lại thu được nhiều tiền bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NIC's. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đá, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật.
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
a) Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại.
b) Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
c) Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị – quân sự kéo dài giữa hai cường quốc.
d) Sự vươn lên của Liên Xô đã tác động đến xu thế đã cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tác động tích cực của xu thế phát triển kinh tế là trung tâm đối với Việt Nam là
a) Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
b) Thị trường thương mại ngày càng được mở rộng.
c) Văn hoá Việt Nam bị mất đi yếu tố truyền thống vốn có.
d) Nguy cơ mất độc lập chủ quyền.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về xu thế đối thoại hợp tác trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh thể hiện qua:
a) Giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình.
b) Tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.
c) Khai thác tối đa các mâu thuẫn quốc tế.
d) Thúc đẩy chiến tranh để giải quyết xung đột.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các chiến lược các quốc gia cần thực hiện để cải thiện địa vị cạnh tranh toàn cầu:
a) Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ.
b) Giảm chi tiêu cho giáo dục.
c) Tham gia tích cực trong các tổ chức quốc tế.
d) Không hợp tác với các đối tác chiến lược.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI:
a) Mỹ tiến hành chiến tranh can thiệp vào Afghanistan và Iraq từ năm 2001 để bảo vệ trật tự thế giới đa cực.
b) Sự suy giảm sức mạnh kinh tế-quân sự của Mỹ một phần do khủng hoảng tài chính 2008-2009.
c) Nga thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” để khôi phục vị thế cường quốc hàng đầu thế giới.
d) Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, định hướng xây dựng hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc trưng của trật tự thế giới mới từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay,
a) Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế, quân sự, thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” nhằm tạo ra hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm.
b) Liên minh châu Âu trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, không chịu sự cạnh tranh từ các cường quốc.
c) Nga thúc đẩy chiến lược “Vành đai, con đường” để gia tăng ảnh hưởng kinh tế toàn cầu.
d) Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cạnh tranh quyền lực thế giới.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh không đúng về xu thế đối thoại hợp tác trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh thể hiện qua:
a) Giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình.
b) Tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.
c) Khai thác tối đa các mâu thuẫn quốc tế.
d) Thúc đẩy chiến tranh để giải quyết xung đột.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh không đúng về tác động tích cực của xu thế phát triển kinh tế là trung tâm đối với Việt Nam là
a) Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
b) Thị trường thương mại ngày càng được mở rộng.
c) Văn hoá Việt Nam bị mất đi yếu tố truyền thống vốn có.
d) Nguy cơ mất độc lập chủ quyền.
Đáp án:
Câu 10: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh:
a) Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
b) Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
c) Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
d) Nga thúc đẩy chiến lược “Vành đai, con đường” để gia tăng ảnh hưởng kinh tế toàn cầu.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay