Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

BÀI 24: CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các thành tựu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật:

a) Phát triển công nghệ di truyền và công nghệ tế bào.

b) Khai thác năng lượng từ các nguồn nguyên tử và nhiệt hạch.

c) Tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp qua "Cách mạng xanh".

d) Phát minh máy tính điện tử thế hệ mới.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các thành tựu nổi bật trong giao thông vận tải do cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật mang lại:

a) Tàu hỏa tốc độ cao.

b) Ứng dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió.

c) Máy bay siêu âm khổng lồ.

d) Ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam là:

a) Làm xói mòn và mất dần bản sắc văn hóa truyền thống.

b) Tạo cơ hội giao lưu và học hỏi các nền văn hóa khác.

c) Cơ hội tiếp cận nguồn vốn và khoa học-kĩ thuật hiện đại.

d) Gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương.

Đáp án:

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tác động tích cực của toàn cầu hóa đến chính trị Việt Nam:

a) Mở rộng vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN và Liên hợp quốc.

b) Làm suy giảm sự độc lập chính trị của Việt Nam.

c) Gia tăng khả năng hợp tác quốc tế trong giải quyết vấn đề toàn cầu.

d) Giảm sự cạnh tranh trong chính sách đối ngoại.

Đáp án:

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các thành tựu nổi bật của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật:

a) Phát minh ra điện thoại di động và mạng internet.

b) Tạo ra hệ thống vệ tinh nhân tạo phục vụ viễn thông.

c) Phát triển các loại năng lượng tái tạo như mặt trời, gió.

d) Tạo ra vật liệu pô-li-me siêu dẻo dùng trong công nghiệp.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những thách thức của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với Việt Nam:

a) Gia tăng rủi ro an ninh mạng và mất thông tin bảo mật.

b) Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tiên tiến toàn cầu.

c) Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia.

d) Dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.

Đáp án:

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cơ hội mà xu thế toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam:

a) Cho phép tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế.

b) Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c) Gia tăng sự phụ thuộc vào các quốc gia phát triển.

d) Làm chậm quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Đáp án:

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế:

a) Sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia.

b) Bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp qua "Cách mạng xanh" trên thế giới.

c) Mở rộng hệ thống tài chính quốc tế.

d) Thúc đẩy công nghệ số phát triển mạnh mẽ ở từng quốc gia riêng lẻ.

Đáp án:

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thành tựu của công nghệ năng lượng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hiện đại:

a) Sử dụng năng lượng sinh học và nhiệt hạch.

b) Phát triển điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo.

c) Ứng dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió.

d) Sáng chế các vật liệu như pô-li-me siêu dẻo.

Đáp án:

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với kinh tế Việt Nam:

a) Mở rộng khả năng xuất khẩu lao động và hàng hóa.

b) Giúp nước ta đứng hàng đầu thế giới.

c) Cơ hội tiếp cận nguồn vốn và khoa học-kĩ thuật hiện đại.

d) Loại bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Đáp án:

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay