Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 kết nối bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 kết nối tri thức Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 kết nối bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
BÀI 13. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Câu 1: Hormone ADH của thùy sau tuyến yên và hệ RAA (Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone) có vai trò trong điều hòa thăng bằng điện giải, thể tích máu và huyết áp có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nước và muối của cơ thể. Hình dưới đây thể hiện nồng độ ADH, renin và aldosterone trong máu ở người bình thường (BT) và trong một số trạng thái sinh lý khác nhau ở 4 người A, B, C, D.
Cho biết:
1. Hormon ADH hay hormone chống bài niệu được sản xuất ở vùng dưới đồi và được dự trữ ở thùy sau tuyến yên. Hormone ADH điều khiển lượng nước được tái hấp thu ở gan.
2. Renin là một loại hormone quan trọng, đảm nhận vai trò kiểm soát huyết áp trong cơ thể.
3. Hormon Aldosteron là một trong những loại hormone được sản xuất tại tuyến thượng thận, giữ chức năng duy trì nồng độ Natri và Kali máu ở mức độ bình thường nhằm tạo nên sự thăng bằng về thể tích máu cũng như huyết áp động mạch.
a) Người B là người thường xuyên uống nhiều rượu.
b) Người C là trẻ đi tháo (ỉa chảy) do tiêu chảy nặng.
c) Người A là người lao động nặng ngoài trời liên tục.
d) Người D là bệnh nhân có khối u ở vỏ tuyến trên thận.
Câu 2: Hai người A và B cùng đi đến trung tâm xét nghiệm Medic một trong 2 người có các triệu chứng bị sốt cao, sổ mũi, khan tiếng, ho liên tục được đưa đi nhập viện. Bác sỹ Toàn đề nghị đi xét nghiệm sinh lý máu thu được kết quả bên dưới. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai?
a) Người B có thể bị viêm phổi, họng, phế quản.
b) Người A có khả năng cao là bị tiểu đường.
c) Người A có khả năng cao là bị mỡ máu, gout.
d) Người B có các chỉ số trong ngưỡng bình thường.
Câu 3: Khi bệnh nhân được tiêm hoocmôn tuyến cận giáp (PTH: ParaThyroid Hormone) làm một số chỉ số hoá sinh của máu bị thay đổi trong đó tiêu biểu nhất là nồng độ hai ion A và B (mmol/L) như được thể hiện ở biểu đồ hình bên.
a) A là và B là Ca2+ vì PTH làm tăng nồng độ canxi máu đồng thời làm tăng sự thải ion phosphate ở thận.
b) Người có chế độ ăn giàu vitamin A liên tục trong thời gian dài có nồng độ PTH máu giảm .
c) Giai đoạn sớm: bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Chỉ khi xét nghiệm máu cho thấy tăng PTH và canxi.
d) Nồng độ canxi, PTH máu cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương lên nhiều cơ quan khác nhau. Tổn thương thận lâu ngày dẫn tới viêm thận, bể thận mạn, suy thận. Xương bị tiêu dần gây gãy xương bệnh lý, mất vận động.
=> Giáo án sinh học 11 kết nối bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi