Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 20: đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 20: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 2: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung không thông qua hình thức và chế độ nào?

A. Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy

B. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức, cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước.

C. Mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách

D. Thiểu số phục tùng đa số

Câu 3: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng:

A. Hiến pháp và pháp luật

B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

C. Thi hành các đạo luật hà khắc

D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 4: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong:

A. Hiến pháp và pháp luật

B. Hệ thống chính quyền

C. Tổ chức và hoạt động

D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 5: Tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

A. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội.

B. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

C. Nhân dân có mọi quyền hành với nhà nước, được phép loại bỏ nhà nước trong những trường hợp nhà nước vi phạm nguyên tắc đã định trong Hiến pháp.

D. Cả A và B.

Câu 6: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

A. Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

B. Qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp trên bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp dưới.

C. Qua sự phối hợp, giám sát lẫn nhau của các cơ quan nhà nước.

D. Cả A và B.

Câu 7: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính:

A. Quân chủ chuyên chế

B. Gò bó và ép buộc

C. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Quốc hội

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 2: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.

B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.

D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây không đúng?

A. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước.

B. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.

C. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

D. Những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.

Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không được thể hiện qua phương diện nào?

A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước

B. Đảng thi hành pháp luật tại địa phương

C. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước

D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Câu 6: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền …(1)… và được giao cho các cơ quan …(2)… thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung là …(3)…

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. lập pháp, hành pháp, tư pháp; tương ứng; phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

B. lập pháp, hành pháp, tư pháp; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.

C. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; tương ứng, phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc

D. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình, vì hành vi của N đã đáp ứng được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. Đồng tình, vì hành vi của N là đúng. Việc làm của N giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.

C. Không đồng tình, vì hành vi của N đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong việc phát tán các thông tin mật của Nhà nước.

D. Không đồng tình, vì hành vi của N là sai. Việc làm của N sẽ khiến nhân dân và xã hội hiểu hơn về bộ mặt giả tạo của bộ máy nhà nước.

Câu 2: “D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình. Vì hành động kiên quyết từ chối in tài liệu của D là thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.

B. Đồng tình. Vì các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.

C. Không đồng tình. Vì D đã vi phạm nguyên tắc quyền lực nhà nước là sự thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

D. Không đồng tình. Vì “không có lửa làm sao có khói”, rõ ràng bộ máy nhà nước đã có những vấn đề tiêu cực, không dám cho nhân dân biết nên những tài liệu này là những tài liệu hữu ích, việc từ chối của D là không nên.

Câu 3: “Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo Có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình, vì hành vi của ông A là hợp tình hợp lí, tuy là cán bộ cơ quan nhà nước, nhưng chức vụ của ông A rất nhỏ bé, ông không tố tội của cấp trên cũng chỉ vì bảo đảm an toàn cho chiếc ghế của mình nền hành vi này có thể chấp nhận được.

B. Đồng tình, vì hành vi của ông A không vi phạm bất cứ nguyên tắc nào của người làm cán bộ cơ quan nhà nước. Nếu như có sai ở tình huống này thì đó là do cách tổ chức yếu kém của nhà nước.

C. Không đồng tình, vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc làm đó khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hồi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan và lợi ích của nhân dân.

D. Cả A và B.

Câu 4: “Chính quyền địa phương C đến trường học để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho trẻ em trên địa bàn.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình, vì việc làm này xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Khi lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.

B. Không đồng tình, vì hành vi này đã vi phạm nguyên tắc tiết kiệm mà Hiến pháp đã quy định: lãng phí về thời gian lấy ý kiến, lãng phí về tiền cửa xây dựng những thứ không đâu.

C. Không đồng tình, vì học sinh không biết gì về việc đóng góp ý kiến, những ý kiến của học sinh đưa ra đều không hợp lí.

D. Cả B và C.

Câu 5: “Giờ ra chơi, K tình cờ thấy một số bạn trong lớp đọc những tin tức trên mạng xã hội có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước.”

Nếu là K, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ giải thích cho các bạn hậu quả của việc tuyên truyền những bài viết có nội dung xấu trên mạng xã hội (vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước,...)

B. Em sẽ khuyên các bạn không nên tiếp tục thực hiện hành vi sai trái đó nữa

C. Em sẽ chia sẻ vấn đề với giáo viên chủ nhiệm và nhờ thầy cô hỗ trợ...

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Khi tới Uỷ ban nhân dân xã để làm thủ tục xác nhận một số giấy tờ cá nhân, T thấy một bác đã cao tuổi đang muốn được giải đáp một số thủ tục hành chính mà bác chưa rõ nhưng các cán bộ tiếp dân đều tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời.”

Nếu là T, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ nói chuyện với các cán bộ tiếp dân, nhắc lại vấn đề mà bác cao tuổi thắc mắc và đề nghị các cán bộ hỗ trợ.

B. Em sẽ khiếu nại về thái độ của các cán bộ đó với các lãnh đạo xã để họ điều chỉnh, thay đổi.

C. Em sẽ nhờ bố em, người đang làm Bí thư Thành uỷ, ra mặt, cho các cán bộ đó phải khiếp sợ mà thực hiện tốt bổn phận của mình.

D. Cả A và B.

Câu 2: “Bác tổ trưởng khu phố nhà H đến từng hộ gia đình phát tài liệu hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và yêu cầu mỗi gia đình cam kết việc rà soát các thiết bị để để phòng các trường hợp cháy nổ trong gia đình mình nhưng có một số hộ không kí bản cam kết.”

Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ đánh cho các hộ gia đình đó một trận để cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy.

B. Em sẽ giải thích cho họ về những đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để họ hiểu tại sao phải có trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy và kí vào bản cam kết.

C. Em sẽ giải thích cho mọi người hiểu trách nhiệm của bản thân trong việc phòng cháy, chữa cháy và vận động mọi người kí bản cam kết.

D. Cả B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay