Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam (6 tiết)
Giáo án bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam (6 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam (6 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM
(6 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết về cách lập danh mục tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Hiểu về đặc điểm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam qua một số di sản, tác phẩm mĩ thuật ở một số thời kì.
- Có khả năng viết bài luận giới thiệu về giá trị tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam.
- Phẩm chất
- Tự hào về những giá trị, vẻ đẹp của di sản, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có liên quan đến chủ đề bài học Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Bài thuyết trình.
- Ảnh tư liệu về di sản/tác phẩm mĩ thuật Việt Nam đã sưu tầm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS hiểu về mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản, tác phẩm mĩ thuật.
- HS nắm được các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Nội dung:
- GV cho HS tìm hiểu và nêu ý nghĩa của mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản, tác phẩm mĩ thuật qua sơ đồ ở SGK tr.24.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Sản phẩm học tập: Kĩ năng cơ bản trong lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Trình bày về mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản, tác phẩm mĩ thuật.
+ Nhóm 2: Trình bày các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- GV hướng dẫn, lưu ý cho HS:
+ Nêu được ý nghĩa của từng nội dung.
+ Lí giải được sự cần thiết của mỗi mục, bước trong lập danh sách tư liệu.
+ Ở mỗi nội dung, cần có minh chứng cụ thể.
- GV trình chiếu cho HS hình ảnh về Nghệ thuật khảm gốm sứ trên ngai thờ vua Khải Định để HS tiện theo dõi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu và nêu ý nghĩa của mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản, tác phẩm mĩ thuật qua sơ đồ ở SGK tr.24.
- HS tìm hiểu các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thảo luận theo các nội dung đã được phân công:
Nhóm 1: Mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản mĩ thuật, tác phẩm mĩ thuật
Để áp dụng hiệu quả kiến thức lí luận vào thực tiễn nghiên cứu lịch sử mĩ thuật, cần xác định rõ vai trò của phương tiện nghiên cứu, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng cần nghiên cứu và thực hiện các việc như kiểm chứng, giải mã, phân tích và nhận định giá trị tác phẩm.
Nhóm 2: Các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật
- Bước 1: Xác định danh mục các tư liệu và tra cứu phần mục lục để tìm những phần, chương, mục,... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Bước 2: Tóm tắt những nội dung có liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu, tìm hiểu trong lĩnh vực lịch sử mĩ thuật.
- Bước 3: Ghi lại những thông tin về nguồn trích dẫn như: tác giả, ngày tháng xuất bản, nhan đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản, ...
- Bước 4: Duy trì, phát triển và quản lí danh mục tư liệu (giấy, số hoá; hình, đoạn văn bản....) một cách hệ thống để thuận tiện tra cứu, sử dụng phù hợp.
- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.
Bước 4: Đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS biết được về đặc điểm mĩ thuật của Việt Nam theo tiến trình lịch sử.
- HS lập được danh mục tư liệu về mĩ thuật Việt Nam ở các thời kì.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến diễn trình lịch sử mĩ thuật Việt Nam.
- Sản phẩm học tập: Danh sách tư liệu và có khả năng giới thiệu về di sản, tác phẩm mĩ thuật của một thời kì ở Việt Nam.
- GV cho HS/ nhóm HS lựa chọn và trình bày về lịch sử mĩ thuật theo từng thời kì.
- HS/ nhóm HS lựa chọn một hoặc nhiều thời kì để trình bày về sự cần thiết trong
tìm hiểu lịch sử mĩ thuật. Việc trình bày thông qua các di sản/ tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 3 nhóm, phân công cho các nhóm lựa chọn và trình bày về lịch sử mĩ thuật theo từng thời kì ở Việt Nam: + Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử và sơ sử. + Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại. + Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại. - GV trình chiếu, hướng dẫn và cùng HS quan sát hình ảnh SGK đưa ra. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về mĩ thuật của Việt Nam theo tiến trình lịch sử: + Thời kì tiền sử: + Thời kì trung đại: Tượng tiên nữ đầu người mình chim (Kinnari) - hiện vật chùa Phật Tích, 1057, đá sa thạch (thời Lý)
Đầu uyên ương bằng đất nung trang trí cung điện thời Trần Một món đồ sứ ký kiểu thời Lê
Chân đèn trang trí họa tiết rồng thời Mạc + Thời kì cận đại
Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân) + Thời kì hiện đại Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu theo nhóm và thuyết trình một số nội dung liên quan đến diễn trình lịch sử mĩ thuật Việt Nam. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thảo luận theo các nội dung đã được phân công: + Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử và sơ sử. + Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại. + Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại. - GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ. Bước 4: Đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức (theo bảng đính kèm phía dưới hoạt động). | Nhận biết Thời kì tiền sử và sơ sử - Được hình thành từ hoạt động thực tiễn gắn với việc chế tác đồ dùng (mĩ thuật ứng dụng). - Trống đồng Đông Sơn là một trong những hiện vật khảo cổ học quan trọng nhất tìm được ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Thời kì trung đại - Mĩ thuật thời Lý: + Đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật Phật giáo. + Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc giai đoạn này khá phát triển, chất liệu tạo hình chủ yếu là đá. - Mĩ thuật thời Trần: có tính hiện thực, được thể hiện với phong cách khoáng đạt, hình khối chắc khỏe. - Mĩ thuật thời Lê sơ: + Mang đậm chất Nho giáo với các công trình kiến trúc đền, miếu, lăng mộ,... được xây dựng nhiều ở Thanh Hoá. + Nghệ thuật trang trí nổi bật với các hoạ tiết rồng, mây, hoa cỏ bốn mùa,... - Mĩ thuật thời Mạc: + Có xu hướng dân gian hoá, nghệ thuật điêu khắc bớt tính lí tưởng, chân dung tượng Phật ngày càng trở nên gần gũi với con người. + Chạm khắc đình làng phát triển mang giá trị tạo hình cao, nét chạm mộc mạc, chắc khoẻ, tạo khối sinh động. - Mĩ thuật thời Lê Trung Hưng: + Phát triển điêu khắc tượng Phật. + Phát triển nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ, đá,... - Mĩ thuật thời Tây Sơn: + Mang tính hiện thực cao, tạo hình chân dung các bức tượng tôn giáo, tín ngưỡng được thể hiện rõ nét, tỉ lệ giải phẫu, khắc hoạ chân dung có tâm trạng, cảm xúc như con người. + Xuất hiện lăng mộ ở nhiều nơi trên cả nước, có hệ thống tượng tròn canh giữ lăng mộ. - Mĩ thuật thời Nguyễn: + Dung hoà giữa Nho giáo, Thiên chúa giáo và Phật giáo. + Nghệ thuật cung đình tập trung ở kinh thành Huế gắn với nghệ thuật trang trí kiến trúc độc đáo. + Nhiều chùa chiền được xây dựng ở các làng quê + Dòng tranh dân gian phát triển mạnh với đề tài tôn giáo, tín ngưỡng. Thời kì hiện đại - Sau năm 1945, mĩ thuật có nhiều ảnh hưởng của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, với mục đích ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. - Sau khi thống nhất đất nước, lực lượng nghệ sĩ sáng tác và lí luận được đào tạo từ các nước tạo nên những sảng tạo đa dạng, phong phú và được dịp khẳng định khả năng của mình. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất