Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có (12 tiết)

Giáo án bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có (12 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có (12 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ

(12 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Phân loại được các nhóm đồ chơi.
  • Hiểu biết các yếu tố tạo hình trong thiết kế.
  • Hiểu biết các bước thực hiện một sản phẩm đồ chơi cho trẻ em từ vật liệu sẵn có.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Biết được khái quát về đồ chơi.
  • Nhận biết được giá trị đồ chơi.
  • Hiểu biết giá trị thẩm mĩ thông qua ngôn ngữ thiết kế.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện sản phẩm đồ chơi từ vật liệu sẵn có.
  1. Phẩm chất
  • Có hiểu biết ban đầu về một số nội dung liên quan đến đặc điểm của ngành Thiết kế công nghiệp từ đó hình thành tình cảm đối với loại hình mĩ thuật này.
  • Có hứng thú với mĩ thuật thông qua những hiểu biết về đồ chơi một cách có ý thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số sản phẩm về hình ảnh đồ chơi.
  • Một số dụng cụ, vật liệu tái chế để thực hành.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Một số dụng cụ, vật liệu tái chế để thực hành.
  • Ảnh tư liệu về sản phẩm đồ chơi làm từ vật liệu tái chế.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phân loại đồ chơi theo mục đích và chức năng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát ảnh sản phẩm và đặt câu hỏi để làm rõ nội dung liên quan đến:

- Đồ chơi thuộc nhóm nào?

- Đồ chơi phù hợp với độ tuổi nào?

  1. Sản phẩm: Bài thuyết trình.
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một số hình ảnh sản phẩm đồ chơi khác nhau.

+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận dụng:

+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất:

+ Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc:

+ Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật:

+ Đồ chơi phát triển cảm xúc và đồng cảm:

+ Đồ chơi hoạt động sáng tạo:

+ Đồ chơi thể hiện quan hệ xã hội

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày hiểu biết bản thân về khái niệm thiết kế đồ chơi, sự phân loại đồ chơi theo mục đích và chức năng.

- GV lưu ý HS:

+ Việc trình bày có phần liên hệ bản thân như: HS đã từng chơi sản phẩm tương tự như thế chưa? HS có thích không? Vì sao? để minh hoạ cho nội dung trình bày.

+ HS liên hệ đến những sản phẩm đồ chơi truyền thống của Việt Nam có mục đích và chức năng sử dụng tương ứng trong phần trình bày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.16-18 để thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Trình bày hiểu biết bản thân về khái niệm thiết kế đồ chơi, sự phân loại đồ chơi theo mục đích và chức năng.

+ Liên hệ đến những sản phẩm đồ chơi truyền thống của Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

+ Khái niệm thiết kế đồ chơi, sự phân loại đồ chơi theo mục đích và chức năng.

+ Liên hệ đến những sản phẩm đồ chơi truyền thống của Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận:

+ Thiết kế đồ chơi cho trẻ em là tạo ra những món đồ chơi phục vụ mục đích giải trí, đảm bảo yếu tố giáo dục cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.

+ Dựa trên cơ sở các quy tắc an toàn cho trẻ, theo mục đích và chức năng, các nhóm đồ chơi được phân loại:

  • Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động: được sử dụng các đồ vật để tạo sự hứng thú khám phá thế giới xung quanh.
  • Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất: đồ chơi cho phép trẻ em rèn luyện

 

sức khỏe, giúp xương và cơ chắc khoẻ; tăng cường thể chất cũng như phát triển các kĩ năng vận động của cơ thể.

  • Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc: có tính gợi mở, kích thích trí tưởng tượng nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo, giúp phát triển tư duy một cách chủ động của trẻ.
  • Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật: đồ chơi tái tạo các vật dụng, thiết bị kĩ thuật thật được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định phù hợp với từng độ tuổi, giúp trẻ hình thành, phát triển khả năng quan sát, tư duy, thao tác vận động qua việc sử dụng các dụng cụ.
  • Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm: đồ chơi giúp trẻ em bày tỏ, tìm hiểu và phát triển cảm xúc thông qua cách trải nghiệm, trong những tình huống khác nhau.
  • Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo: đồ chơi giúp trẻ có những trải nghiệm theo những cách khác nhau, nhằm khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo và nuôi dưỡng trí tưởng tượng.
  • Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội đồ chơi thúc đẩy kết nối với bạn bè đồng trang lứa và người lớn thông qua các tình huống gắn với việc phát triển các phẩm chất và kĩ năng xã hội cho trẻ em.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:

- Giá trị của đồ chơi.

- Thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ thiết kế.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để thực hành một số sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu sẵn có.
  2. Sản phẩm: Sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu sẵn có.
  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát trực tiếp một số sản phẩm đồ chơi trước lớp.

- GV phân tích cho HS dựa trên sản phẩm đồ chơi:

+ Giá trị đồ chơi và giá trị thẩm mĩ.

+ Các yếu tố cơ bản trong phần giá trị thẩm mĩ của đồ chơi: kiểu dáng, màu sắc và ý tưởng.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một sản phẩm đồ chơi.

- GV lưu ý HS khi thiết kế đồ chơi:

+ Vật liệu: Sử dụng vật liệu an toàn thân thiện, không gây tổn thương cho trẻ, đảm bảo vệ sinh để tránh ngộ độc.

+ Màu sắc: tươi sáng, hấp dẫn thị giác của trẻ.

+ Kiểu dáng: thiết kế kích thước phù hợp với từng độ tuổi.

+Sử dụng một số vật liệu như: lõi cuốn giấy vệ sinh, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ chai nhựa, mảnh vải, que gỗ,…

- GV cho HS tham khảo một số đồ chơi làm từ vật liệu sẵn có:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phân tích về giá trị thẩm mĩ và giá trị đồ chơi của đồ chơi.

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một sản phẩm đồ chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV lựa chọn một số sản phẩm tốt của HS để làm rõ hơn tầm quan trọng của ngôn ngữ tạo hình cơ bản: Nét – mảng – khối trong thiết kế đồ chơi.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho sản phẩm của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

NHẬN BIẾT

Giá trị đồ chơi và giá trị thẩm mĩ

- Giá trị của đồ chơi:

+ Thúc đẩy hoạt động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại.

+ Thúc đẩy cơ quan thụ cảm như nắm bắt được hình dáng, cấu tạo và cách thức sử dụng.

- Giá trị thẩm mĩ: thể hiện hông qua ngôn ngữ thiết kế, gồm ba yếu tố cơ bản: ý tưởng, kiểu dáng và màu sắc.

+ Ý tưởng: được thể hiện bằng những nét, hình vẽ đơn giản. Bản vẽ thể hiện ý tưởng bắt đầu từ yêu cầu công việc (làm cái gì? làm cho ai? làm với mục đích gì?) và được thể hiện bằng việc sử dụng, kết hợp các yếu tố tạo hình như: nét, mảng, khối, màu,... trước khi triển khai.

+ Kiểu dáng: là yếu tố cơ bản và quyết định nhất.

●       Đường nét: là những nét ngang, thẳng đứng, đứt khúc, dích dắc, cong, chéo, đậm hoặc mảnh.

  Tạo hiệu ứng về mặt thị giác.

●       Mảng: Được tạo nên bởi sự kết nối các đường nét lại với nhau. Sự kết hợp đường nét và mảng trong thiết kế tạo nên sự thay đổi về tỉ lệ, chiều hướng của các yếu tố tạo hình, nhằm tạo những cảm xúc thị giác phong phú, không gây nhàm chán; tạo nên cảm giác về nhịp điệu và chuyển động trên sản phẩm.

●       Khối: Việc sử dụng các dạng khối trong tạo dáng sản phẩm mang lại cảm xúc với người nhìn, tạo nên sự gần gũi, thân thuộc.

+ Màu sắc: Khi sử dụng màu sắc trong thiết kế, nhà thiết kế cần lưu ý đến:

●       Sản phẩm dành cho đối tượng nào?

●       Vị trí màu sắc thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

●       Ý nghĩa của màu sắc đối với tâm lí người sử dụng là gì?

 

 Màu sắc góp phần thể hiện văn hoá, xu hướng, truyền đạt ý nghĩa, nâng cao tính thẩm mĩ cho sản phẩm.

Các bước thực hiện một sản phẩm đồ chơi

- Tìm ý tưởng: HS căn cứ vào số vật liệu đã chuẩn bị, tìm ý tưởng cho sản phẩm của mình (Làm cái gì? Làm cho ai).

- Vẽ phác thảo và cụ thể phương án thực hiện: HS sử dụng bút chì, tẩy vẽ phác thảo đồ chơi trên giấy A4 (Làm như thế nào?).

- Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế: căn cứ vào bản vẽ phác thảo, HS dùng kéo, dao trổ tỉ mỉ cắt gọt gia công chi tiết từng bộ phận của sản phẩm.

- Lắp ghép các vật liệu để tạo hình sản phẩm: dùng keo, hồ dán, ghim,... cố định từng bộ phận. Gắn kết các bộ phận để định hình sản phẩm.

- Hoàn thiện sản phẩm: HS dùng màu (chì màu, sáp màu, phấn màu,...) tô cho sản phẩm theo sở thích cá nhân.

- Viết bản mô tả sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay