Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện Bài 1: khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh

PHÂN MÔN: THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH

 

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nhiếp ảnh là:

A. Quá trình tạo ra hình ảnh thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên phim hoặc bộ phận nhạy sáng của thiết bị chụp ảnh.

B. Quá trình biên tập một bức ảnh chụp từ máy ảnh thông qua các phần mềm đồ hoạ.

C. Quá trình tạo ra một bức ảnh hoàn toàn từ các phần mềm đồ hoạ mà không sử dụng bất kì hình ảnh nào được chụp từ máy ảnh

D. Việc đi đây đó và chụp ảnh.

Câu 2: Việc thực hiện thành công bức ảnh cố định đầu tiên được ghi nhận là của

A. Joseph Nicéphore Niépce

B. Louis-Jacques-Mandé Daguerre

C. Mitarai Fujio

D. Shimada Taro

Câu 3: Phương pháp chụp ảnh âm bản và dương bản do ai sáng chế?

A. Thomas Wedgwood

B. William Henry Fox Talbot

C. Nikola Tesla

D. Cả A và B.

Câu 4: Vào thời kì đầu, nhiếp ảnh chủ yếu được dùng để:

A. Chụp ảnh nghệ thuật

B. Chụp chân dung và phong cảnh

C. Chụp hình và quay phim

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nhiếp ảnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố kĩ thuật (máy ảnh phim/ kĩ thuật số, điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị hỗ trợ và các phần mềm công nghệ ứng dụng, cũng như hệ thống đường truyền internet trong công việc làm ảnh, truyền ảnh,...) nên đòi hỏi độ chính xác cao trong khâu thể hiện và xử lí ảnh. Đây là đặc điểm nào của nhiếp ảnh?

A. Tính tư liệu

B. Tính khoa học kĩ thuật

C. Tính nghệ thuật

D. Tính đắt tiền

Câu 6: Ảnh báo chí là:

A. Loại ảnh này đáp ứng được những tiêu chí: đối tượng cần phản ánh, thời điểm diễn ra, không gian diễn ra và kết quả của sự việc.

B. Ảnh thông tin sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày

C. Loại ảnh mang tính tin tức, thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ảnh phong cảnh là:

A. Ảnh ghi lại vẻ đẹp của những con người có ngoại hình quyến rũ.

B. Ảnh ghi lại cảnh sắc của thiên nhiên với đặc điểm của nó.

C. Ảnh được tạo từ các phần mềm đồ hoạ, tạo cảm giác giống như thiên nhiên đang bao quanh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Chiếc điện thoại di động đầu tiên có tích hợp camera là:

A. Samsung SCH-V200

B. Nokia C2-01

C. OPPO Find X

D. Iphone 14 Pro Max

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Bối cảnh ra đời của nhiếp ảnh là gì?

A. Nhiếp ảnh ra đời vào những năm 1990 khi các phần đồ hoạ đã bắt đầu phổ biến.

B. Nhiếp ảnh ra đời vào năm 1839 với việc công bố phát minh kĩ thuật chụp ảnh của nhà vật lí người Pháp Louis-Jacques-Mandé Daguerre.

C. Nhiếp ảnh ra đời vào đầu thế kỉ 20 sau khi người dân ở các nước tư bản giàu có hứng thú với việc đi chơi và chụp ảnh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhiếp ảnh giai đoạn khoảng thập niên 20 – 30 của thế kỉ 20 cho đến nửa sau của thế kỉ 20 có xu hướng:

A. Đề cao chủ nghĩa dân tộc và đấu tranh chống tư bản

B. Loại bỏ chụp ảnh nghệ thuật.

C. Mang tính hiện thực và thể loại ảnh tư liệu chiếm ưu thế

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tính tư liệu của nhiếp ảnh thể hiện như thế nào?

A. Nhiếp ảnh phản ánh chân thực đối tượng của nó.

B. Các bức ảnh được ghi lại cụ thể, trực tiếp và chính xác đối tượng cần phản ánh.

C. Nhiếp ảnh không phản ánh “thế giới phi vật chất” như đối tượng không hình dạng, không màu sắc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ảnh tài liệu/ tư liệu là ảnh:

A. Mang tính lịch sử của sự kiện/ vấn đề quan trọng hoặc ảnh lưu trữ có tác dụng chứng minh hoạt động của xã hội trong một giai đoạn nhất định.

B. Chụp các sách, báo, tài liệu, được sử dụng để lưu trữ vào kho lưu trữ quốc gia.

C. Được sử dụng để làm tư liệu cho việc dạy học ở các giảng đường đại học, có tác dụng minh hoạ bổ sung cho lí thuyết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ảnh thương mại là:

A. Loại ảnh có tính chất cường điệu nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư, khách hàng.

B. Loại ảnh thể hiện đơn giản và chính xác về con người, địa điểm và sự kiện không sắp đặt, thường tập trung vào một vấn đề đang diễn ra.

C. Ảnh có mục đích giới thiệu tới người xem hoạt động nghề nghiệp, mặt hàng kinh doanh, ngành sản xuất, đơn vị, tổ chức

D. Cả A và C.

Câu 6: Phóng sự ảnh là:

A. Một tập hợp nhiều ảnh, thể hiện đa dạng các chủ đề nhưng mỗi ảnh lại có nhiệm vụ thống nhất các khía cạnh khác nhau của nhiều vấn đề, nhằm đưa đến cho người xem một lượng thông tin nhiều hơn, cụ thể hơn.

B. Một tập hợp nhiều ảnh, thể hiện một chủ đề nhất định, trong đó mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hoá các khía cạnh khác nhau của vấn đề để đưa đến cho người xem một lượng thông tin nhiều hơn, cụ thể hơn.

C. Loại ảnh được chụp trong quá trình tác nghiệp của phóng viên.

D. Loại ảnh được sử dụng trong quá trình ghi hình chương trình thời sự, tin tức, phong sự trên truyền hình.

Câu 7: Ảnh chân dung là:

A. Ảnh phản ánh đặc điểm, tính cách của con người, trong đó thể hiện rõ tâm trạng, tình cảm, tư tưởng của đối tượng

B. Ảnh miêu tả những công trình xây dựng theo thời gian bao gồm nội, ngoại thất, cả không gian rộng lớn và chi tiết cụ thể nhằm giới thiệu nét đẹp, cũng như giá trị của những công trình kiến trúc đó

C. Ảnh miêu tả đồ vật hoặc những không gian, bối cảnh gắn bó với đời sống con người ở trạng thái tĩnh

D. Loại ảnh mà sự sắp xếp đồ vật, ánh sáng và bố cục trong khung hình được đặc biệt chú trọng

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu là ảnh kiến trúc?

Câu 2: Đây là ảnh thuộc thể loại gì?

A. Ảnh thể thao

B. Ảnh sân khấu

C. Ảnh nhân loại

D. Ảnh người ngoài hình tinh

Câu 3: Đây là mặt cắt dọc hệ thống DSLR. Số 5 là gì?

A. Hệ thấu kính

B. Màn trập

C. Màng mờ

D. Lăng kính 5 cạnh

Câu 4: Đây là một mặt của máy ảnh cơ kĩ thuật số. Số 1 là gì?

A. Nút bấm chụp

B. Chế độ chụp

C. Ống kính

D. Khẩu độ ống kính

Câu 5: Đây là một mặt của máy ảnh cơ kĩ thuật số. Số 11 là gì?

A. Pin

B. Khe thẻ nhớ

C. Cân bằng trắng

D. Kính ngắm

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao Đặng Huy Trứ được xem là tổ nghề của nhiếp ảnh Việt Nam?

A. Vì ông là người đầu tiên thành lập công ty sản xuất máy ảnh ở Việt Nam.

B. Vì ông có công lớn trong việc đưa nhiếp ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật đỉnh cao vào giai đoạn thống nhất đất nước.

C. Vì ông là người đầu tiên có công đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam, bằng việc mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường năm 1869 tại Hà Nội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

A. Tính chất phản ánh chân thực là tinh hoa của bộ môn nghệ thuật thị giác – nhiếp ảnh.

B. Thực tế đã chứng minh rằng giống các chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, nhiếp ảnh có thể tái hiện thực tiễn khách quan đã qua.

C. Thông qua nhiếp ảnh, nghệ sĩ khám phá cái đẹp trong thế giới mà mình đang sống, bày tỏ được thái độ, tình cảm của mình để góp phần hướng công chúng đến cái mới lạ, cái điển hình, cái bản chất.

D. Trong nghệ thuật nhiếp ảnh còn có dòng ảnh đồ hoạ (ảnh ý niệm/ ảnh sáng tạo) – một hưởng sáng tác theo ý đồ của nhà nhiếp ảnh với cách thức xử lí kĩ thuật khi chụp hoặc ở khâu hậu kì với thiết bị kĩ thuật số để đưa ra một thông điệp nhất định.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay