Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 7_văn bản 1_đất nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 1_đất nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ TỰ DO

VĂN BẢN 1: ĐẤT NƯỚC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đây”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Không có.

Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ “Đất nước” trích trong trường ca Mặt đường khát vọng?

A. Nguyễn Đình Thi

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Trần Đăng Khoa

D. Tố Hữu

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ Pháp luật

D. Thơ Hậu hiện đại

Câu 4: Từ “ngát” trong câu “Những cánh đồng thơm ngát” vần với từ nào ở các câu sau?

A. Mát

B. Sa

C. Ta

D. Không có từ nào.

Câu 5: Tinh thần chiến đấu ngoan cường của dân ta được thể hiện qua câu thơ nào?

A. Mùa thu nay khác rồi

B. Trời xanh đây là của chúng ta

C. Nước những người chưa bao giờ khuất

D. Những buổi ngày xưa vọng nói về

Câu 6: Đâu là nhịp thơ của bài thơ?

A. 4/3

B. 2/2/3

C. 2/3/2

D. Không xác định, tuỳ thuộc vào từng câu.

Câu 7: Sự tràn ngập âm thanh tươi vui của “mùa thu nay” được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?

A. Nói cười thiết tha

B. Những cánh đồng thơm mát

C. Những ngả đường bát ngát

D. Cả B và C.

Câu 8: Hình ảnh đất nước đau thương, căm hờn hiện ra chủ yếu qua những khổ thơ nào?

A. 1, 2, 3

B. 4, 5, 6

C. 7, 8

D. 9, 10

Câu 9: Hình ảnh đất nước quật cường, anh dũng hiện ra chủ yếu qua những khổ thơ nào?

A. 1, 2, 3

B. 4, 5, 6

C. 7, 8

D. 9, 10

Câu 10: Hình ảnh đất nước quật cường, anh dũng hiện ra chủ yếu qua những khổ thơ nào?

A. 1, 2, 3

B. 4, 5, 6

C. 7, 8

D. 9, 10

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Không gian của “những ngày thu đã xa” không được tái hiện qua hình ảnh nào dưới đây?

A. Sáng mát trong

B. Hương cốm mới

C. Những phố dài xao xác hơi may

D. Gió thổi rừng tre phấp phới

Câu 2: Đâu là một hình ảnh tái hiện lên không gian của “những ngày thu đã xa”?

A. Thềm nắng lá rơi đầy

B. Cơn mưa phùn mùa xuân

C. Từng trận gió đông lạnh

D. Trung thu đoàn viên

Câu 3: Ta có thể nhận xét gì về không gian của “những ngày thu đã xa”?

A. Đó là một bức tranh mùa thu đẹp tuyệt diệu, kết hợp cả vẻ đẹp của con người và cảnh vật.

B. Đó là một không gian tràn đầy tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên. Hà Nội lúc này vẫn còn thơ mộng lắm.

C. Đó là một không gian đẹp, nên thơ nhưng buồn, ảm đạm, tẻ nhạt.

D. Cả A và B.

Câu 4: Hình ảnh mùa thu nay khác mùa thu xưa ở:

A. Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng

B. Không gian rộng mở, đầy sức sống

C. Tràn ngập âm thanh tươi vui

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng của “mùa thu nay” được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?

A. Trời thu thay áo mới

B. Trong biếc

C. Nói cười thiết tha

D. Cả A và B.

Câu 6: Không gian rộng mở, đầy sức sống của “mùa thu nay” được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?

A. Trời thu thay áo mới

B. Núi đồi

C. Gió thổi rừng tre phấp phới

D. Cả B và C.

Câu 7: Đâu không phải dòng thơ thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương trong chiến tranh?

A. Ôi những cánh đồng quê chảy máu

B. Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

C. Dây thép gai đâm nát trời chiều

D. Thằng giặc Tây thằng chúa đất / Đứa đè cổ đứa lột da.

Câu 8: Cách tác giả diễn tả, thể hiện một đất nước đau thương mà quật cường có gì hay?

A. Tác giả sử dụng những từ ngữ gợi tả mạnh mẽ, các biện pháp tu từ ẩn dụ, liệt kê kết hợp với các hình ảnh gắn bó với con người.

B. Tác giả cho thấy được sự dã man của quân địch và tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân ta nhờ việc tách các khổ thơ và dùng biện pháp tu từ nhân hoá một cách hợp lí.

C. Tác giả đã sử dụng thành công những hình ảnh về quê hương đất nước để nói lên cái khó khăn của dân ta trong công cuộc đổi mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Sự cảm nhận của nhân vật trữ tình về tình cảnh thảm khốc của đất nước.

B. Tình yêu đất nước cả về thiên nhiên và về tinh thần chiến đấu chống lại quân thù.

C. Niềm tin vào chiến thắng vang dội của quân và dân ta dù cho đó có thể là một cuộc chiến trường kì.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong năm câu đầu ở khổ 4 là gì?

A. Phép điệp

B. So sánh

C. Nhân hoá

D. Liệt kê

Câu 2: Phép điệp từ được thể hiện qua những từ nào trong năm câu đầu ở khổ 4?

A. Những

B. Những, mát, ngát, sa, ta

C. Đây, là, của, chúng ta

D. Đây, là, của, chúng, ta

Câu 3: Phép điệp ngữ được thể hiện qua cụm từ nào trong năm câu đầu ở khổ 4?

A. Đây

B. Những cánh đồng, những ngả đường

C. Của chúng ta

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phép điệp cấu trúc ngữ pháp được thể hiện qua cấu trúc nào trong năm câu đầu ở khổ 4?

A. Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta

B. Những cánh đồng … / Những ngả đường … / Những dòng sông …

C. Không có dạng điệp cấu trúc ngữ pháp ở trong những câu này.

D. Cả A và B.

Câu 5: Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong năm câu đầu ở khổ 4 là gì?

A. Đảm bảo được yêu cầu về phép điệp ngữ ở một trong các khổ thơ ở giữa bài của thể loại thơ mới, điều này góp phần mạnh mẽ trong việc tổ chức nội dung bài thơ.

B. Góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.

C. Góp phần tạo nên sự hài hoà về giọng điệu ở các phần của bài thơ, khiến người đọc dễ nghe, dễ thuộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Điều gì khiến cho “mùa thu nay” khác với “những ngày thu đã xa”?

A. Vì tác giả lúc này đã chuyển nhà đến một vùng rừng núi với cảnh vật và con người lúc nào cũng sôi động, tràn đầy niềm vui và tiếng cười.

B. Vì tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác với thu xưa: đang đứng giữa núi đồi của chiến khu Việt Bắc với tâm trạng vui tươi, phấn chấn, đầy tin tưởng vào nền độc lập của dân tộc.

C. Vì tinh thần bảo vệ đất nước của tác giả lúc này đã lên cao hơn rất nhiều so với ngày xưa nên cảnh vật cũng thay đổi theo.

D. Cả B và C.

Câu 2: Đọc lại 4 dòng cuối của đoạn trích và cho biết tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?

A. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ dân tộc.

B. Thế hệ trẻ cần lấy những truyền thống quý báu trong chiến tranh của cha ông ta thời xưa ra để tự hào, làm nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước.

C. Cả A và B.

D. Chưa đủ sức để gửi gắm thông điệp gì vì phần này còn liên kết với phần sau (phần đã bị lược trong đoạn trích này)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay