Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 7_văn bản 4_mùa hoa mận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 4_mùa hoa mận. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ TỰ DO

VĂN BẢN 4: MÙA HOA MẬN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Mùa hoa mận”?

A. Hoài Vũ

B. Chu Thuỳ Liên

C. Trần Đăng Khoa

D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2: Thể loại của bài thơ là:

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm – bảy chữ

D. Thơ ba khổ

Câu 3: Bài thơ được sáng tác năm nào?

A. 2006

B. 2009

C. 2012

D. 2015

Câu 4: Từ “muốt” trong dòng thơ đầu của bài thơ vần với từ nào?

A. Cù

B. Áo

C. Muốt

D. Không có.

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ có từ “Giục”?

A. Điệp từ

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Dòng thơ nào sau đây thể hiện niềm vui của trẻ em?

A. Lũ con trai háo hức chơi cù

B. Lũ con gái rộn ràng khăn áo

C. Bóng bay nâng ước mơ con trẻ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải một thứ quen thuộc, đặc trưng của đồng bào Tây Bắc được đề cập đến trong bài thơ?

A. Hội chọi trâu

B. Bếp lửa hồng

C. Nhà trình tường

D. Hương nếp

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trong bài thơ hầu như không có việc gieo vần. Em có thể nhận xét gì về điều này?

A. Điều này làm cho bài thơ mất đi tính chất “thơ ca”.

B. Điều này phá vỡ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ.

C. Đây chỉ một đặc điểm của thơ tự do.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phép điệp dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt” không có tác dụng gì?

A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc

B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân miền Tây Bắc

C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ

D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Nhà trình tường ủ hương nêp”?

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Ấn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4: Dòng nào chỉ ra các từ láy có trong bài thơ?

A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả

B. Háo hức, rộn rã, xôn xang, hối hả

C. Xôn xao, háo hức, rộn ràng, hối hả

D. Bóng bay, hối hả, rộn ràng, háo hức

Câu 5: Dòng thơ nào sau đây thể hiện niềm vui của người lớn?

A. Giục mẹ xôn xang lá, gạo

B. Giục cha vui lòng căng cánh nô

C. Giụ người già bản hối hả làm đu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Dòng thơ nào thể hiện niềm vui, niềm mong nhớ, tìm về trong lòng “người đi xa” khi xuân về?

A. Nhà trình tường ủ hương nếp

B. Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

C. Cho người đi xa nhớ lối về

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mùa hoa mận” là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến

B. Người cha vui “lòng căng cánh nỏ” trước những thay đổi mới mẻ của mùa xuân nơi bản làng

C. Người mẹ đang bộc lộ rung động, cảm xúc “xôn xang” khi nhận ra những tín hiệu của mùa xuân về trên những “cành mận bung cánh muốt”

D. “Lũ con trai”, “lũ con gái” trên bản làng Tây Bắc đang bộc lộ cảm xúc háo hức, tươi vui khi thấy mùa xuân về

Câu 2: Biện pháp tu từ nhân hoá được thể hiện thế nào qua câu thơ “Giục mẹ xôn xang lá, gạo”?

A. “Cành mận” có năng lực như con người: “giục”.

B. “Mẹ” có năng lực làm việc: “xôn xang lá, gạo”

C. Không gian trong câu thơ qua từ “giục” trở nên đặc biệt, khác lạ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện thế nào qua câu thơ “Giục lửa hồng nở hoa trong bếp”

A. “Lửa hồng” có năng lực của hoa: “nở”.

B. Bếp có đặc trưng của hoa.

C. “Lửa hồng” được liên tưởng với “bông hoa”.

D. Cả A và C.

Câu 4: Phép điệp có tác dụng gì trong bài thơ?

A. Nhấn mạnh tín hiệu của mùa xuân về và sự thôi thúc, giục giã, sự náo nức, chờ đón, xốn xang của lòng người khi mùa xuân đến.

B. Nhấn mạnh sự sôi động của không gian núi rừng vùng miền núi phương Bắc mà trước đó chỉ là một không gian lạnh lẽo, tĩnh mịch.

C. Tạo nên một sắc thái biểu cảm đặc biệt, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, cảm nhận về mùa xuân của mọi miền đất nước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tác dụng của biện pháp nhân hoá được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Giúp người đọc hiểu ra được điều quan trong nhất để báo một mùa xuân về ở vùng miền núi là khi cành mận ra hoa.

B. Khiến cho tất cả mọi thứ trở nên gần gũi, thân thiết, sống động hơn.

C. Khiến cho mối quan hệ giữa “cành mận” và “con người” trở nên gần gũi, thân thiết, sống động hơn.

D. Cả A và C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn cảm nhận sau:

“(1) Những dòng thơ mở đầu điệp lại đã mở ra không gian đặc trưng của miền núi Tây Bắc trong mùa xuân: bạt ngàn những cành mận bung toả, nở rộ, trắng muốt, cánh mỏng manh, sắc tinh khôi – một “lễ hội của hoa mận”, của mùa xuân. (2) Hình ảnh này cũng gợi ra không gian kì ảo, lạ thường, mang dáng vẻ cổ xưa. (3) Vượt qua sương giá của mùa đông, trên những thân cành xù xì, đầy rêu mốc, sắc trắng tinh khôi của hoa mận vẫn bừng nở gọi mùa xuân đến với đất trời và lòng người,... (4) Tất cả mọi người: con trai, con gái, người mẹ, người cha, người già bản,... đều náo nức, rộn rã trong niềm vui của mùa xuân,...”

Câu nào trong đoạn trên là sai?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Câu 2: Các từ láy trong bài thơ có tác dụng trong việc thể hiện tâm trạng của con người. Câu nào dưới đây không đúng?

A. “Háo hức”, “rộn ràng” là niềm vui của con trẻ, hiện ra trong sự phấn khởi, hoà mình vào các trò chơi, xúng xính trong khăn áo mới rực rỡ sắc màu.

B. “Xôn xang” vừa có cái xốn xang của những xúc động rạo rực, vừa có cái xôn xao dậy lên của những âm thanh cảm xúc tự bên trong lòng người, vừa thể hiện hình ảnh người mẹ đang bày ra nào lá, nào gạo,... để chuẩn bị cho những món ăn đón Tết.

C. “Vui lòng” thể hiện sự đầm ấm, sự yêu thương của một người cha dành cho con trẻ, luôn muốn con cái của mình được chơi đùa một cách vui tươi nhất, đặc biệt trong ngày tết.

D. “Hối hả” thể hiện sự vội vã chuẩn bị những trò chơi cho trẻ con, trai gái,... trong bản bởi mùa xuân đã giục giã, hối thúc, đã đến thật rồi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay